Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trường đại học giữ ổn định, tạm thu mức học phí bằng năm trước

Thứ hai, 09:43 18/09/2023 | Giáo dục

Nhằm chia sẻ với người học, một số trường đại học đã quyết định không tăng học phí theo lộ trình, tiếp tục giữ ổn định mức học phí như năm trước.

Đại học Bách khoa Hà Nội: Mức học phí từ 23 triệu đồng/năm

Theo PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, theo đề án tuyển sinh năm nay, trường dự kiến thu học phí chương trình chuẩn dao động 23-29 triệu đồng một năm, tăng khoảng 8% so với năm ngoái. Học phí chương trình chất lượng cao, quốc tế và liên kết quốc tế dao động 25-90 triệu đồng, tương tự năm 2022.

Tuy nhiên, sau khi Chính phủ thông báo sẽ sửa đổi Nghị định 81 về học phí công lập, Bách khoa Hà Nội quyết định giữ nguyên mức thu học phí kỳ I như hai năm qua - khoảng 10 triệu đồng. "Từ kỳ II, nếu Chính phủ quy định không tăng học phí, nhà trường vẫn thu như kỳ đầu. Nếu được phép tăng, trường chỉ tăng tối đa 8%".

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng quyết định không tăng học phí trong năm 2023 - 2024. Trong đó, với chương trình đào tạo chuẩn có mức học phí 354.000 đồng/tín chỉ, chương trình đào tạo chất lượng cao có mức học phí 770.000 đồng/tín chỉ.

Như vậy, trường sẽ thu khoảng 10,6 triệu đồng một năm với chương trình chuẩn, thấp hơn 5,9 triệu đồng so với dự kiến ban đầu. Mức thu mới tương tự năm học 2020-2021, đồng nghĩa bốn năm trường không tăng học phí.

Nhiều trường đại học giữ ổn định, tạm thu mức học phí bằng năm ngoái - Ảnh 2.

Mức trần học phí đại học theo đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Trường ĐH Thủ đô Hà Nội quyết định không tăng học phí theo lộ trình nhằm chia sẻ, đồng hành với người học. Lãnh đạo Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết, theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, năm học 2023-2024, mức học phí quy định đối với nhà trường được tăng tối đa 30-53% (tùy từng ngành học) so với năm học 2022-2023. Mặc dù phải chịu áp lực từ lộ trình tự chủ tài chính, song Hội đồng Trường đã cân nhắc các phương án và quyết định không tăng theo lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Quyết định này nhằm tránh gây sốc với sinh viên và phụ huynh. Đồng thời, chia sẻ khó khăn với người học, gia đình và xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng như đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn. Ngoài việc chia sẻ về học phí đối với người học năm học 2023-2024, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội còn có thêm các chính sách để đồng hành, hỗ trợ và chia sẻ với người học như: Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP; học bổng chính sách, học bổng tài trợ; trợ cấp khó khăn, học phí học online; chỗ ở ký túc xá…

Trường ĐH Thương mại: Học phí mỗi tháng thấp nhất 2,3 triệu đồng

Trong đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2023, Trường ĐH Thương mại đã công bố mức học phí cho chương trình đào tạo chuẩn: từ 2.300.000 đến 2.500.000 đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo, tương đương 23 - 25 triệu đồng/năm.

Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp: từ 3.525.000 đến 4.000.000 đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo, tương đương khoảng 35,2 - 40 triệu đồng/năm. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 2.500.000 đồng/tháng, tương đương 25 triệu đồng/năm.

Sau khi có thông báo của Chính phủ, Trường ĐH Thương mại vừa có thông báo về mức học phí năm học 2023 - 2024 áp dụng cho sinh viên chính quy trình độ đại học. Do đó, Trường ĐH thương mại Hà Nội quyết định giữ nguyên mức học phí như năm học trước. Mức học phí cụ thể cho từng khóa/chương trình đào tạo, trường sẽ công bố điều chỉnh ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định 81 sửa đổi hoặc văn bản hướng dẫn chính thức của Bộ GD&ĐT.

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Mức học phí không đổi đối với đại học chính quy 11.700.000 đồng/ năm học.

Cuối tháng 8, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81. Theo đề xuất của Bộ, học phí mầm non, phổ thông, đại học năm học này áp dụng mức trần của năm học 2022-2023, tức lùi một năm so với lộ trình tăng học phí mà Nghị định 81 đề ra.

Cụ thể, trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học này là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980.000 đến 1,43 triệu đồng.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ, được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tức 2,4-6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, các đại học được tự xác định học phí.

Trong tờ trình, Bộ GD&ĐT giữ nguyên các quy định về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách không thay đổi, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 21 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 1 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Top