Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “áp lực không tên” khi sinh con gái

Chủ nhật, 08:30 13/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Tâm lý ưa thích, khát khao con trai, những “áp lực không tên” khi sinh con gái, “bắt nhịp” cùng điều kiện công nghệ kỹ thuật (siêu âm, phá thai lựa chọn giới tính...) đã khiến “cơn sốt” mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam chưa có dấu hiệu ngừng lại”, TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng đã từng chia sẻ như vậy dưới góc độ một nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội.

 

Cán bộ dân số cơ sở huyện Bình Đại, Bến Tre truyền thông các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân.	 
Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số cơ sở huyện Bình Đại, Bến Tre truyền thông các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc

 

“Cái lý” ngàn đời chưa dễ xóa bỏ

Bảy năm sau khi lấy chồng, chị Hoàng Thị Q (ở Thanh Hà, Hải Dương) đã “kịp” sinh 4 cô con gái. Tính ra, trung bình 3 năm chị sinh 2 cháu. Tuy nhiên, vợ chồng chị chưa có “dấu hiệu” ngừng ý định sinh thêm con, chỉ để tìm kiếm một cậu con trai. Chồng chị - anh Trần Tiến T – có “cái lý” của anh, rằng anh là con trai duy nhất của cả dòng họ, bằng cách này hay cách khác, miễn là dòng máu của anh, phải kiếm bằng được một “thằng đít nhôm”, sau này còn lo hương hỏa cho tổ tiên, vợ chồng anh. Còn chị, từ ngày sinh cô con gái thứ 2, chị đã sống trong nỗi chì chiết, đay nghiến của cả họ nhà chồng rằng “không biết đẻ”. Nên dù đã quá mệt mỏi với việc sinh đẻ, chị vẫn phải cố “hoàn thành nghĩa vụ với nhà chồng”, sinh cố thêm lần thứ 5, còn hơn để chồng chị “ra ngoài”. Lần này, khi sinh được cậu con trai gần 3kg, chị được hưởng “chế độ” chăm sóc đặc biệt của nhà chồng, khác hẳn với 4 cô con gái trước.

Khỏi phải nói, cả họ mạc, làng tổng nhà chồng chị vui như hội. Vui đến mức, bố chồng chị, dù rất nghèo, còn bán hết của nả trong nhà, gom được 10 triệu đồng tất tả lên mừng đứa cháu đích tôn. Tất nhiên, chị Q từ nay thoát khỏi cái gông chì chiết “không biết đẻ”.

Đằng sau niềm vui đón bé trai đích tôn của dòng họ nhà anh T đó, phải chăng là niềm khát khao, ưa thích con trai, coi nhẹ giá trị nữ giới của bao nhiêu thế hệ người Việt. Vậy tại sao áp lực phải sinh bằng được con trai đó lại ghê gớm đến vậy?

Còn nhớ, cách đây không lâu, tại Chương trình “Người đương thời” (kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam), một cuộc phỏng vấn nhanh giành cho khán giả được tiến hành. Họ là những người dân, bao gồm cả những người sinh con một bề là gái và những gia đình có ít nhất một người con trai. Câu hỏi được đặt ra là họ sợ điều gì khi phải đối mặt với việc nếu không sinh được con trai? Kết quả cho thấy, 30% số người cho rằng họ sợ gia đình tan vỡ, 30% sợ dòng họ sẽ tuyệt tự, tỷ lệ người sợ không có người thờ cúng sau này cũng chiếm tỷ lệ cao...

Đây là những con số đáng lo ngại: Đến giữa năm 2015, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 112,6 bé trai/100 bé gái, trong khi năm 2014 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Con số này đã giảm so với năm 2013 (113,8/100), nhưng đang “neo” ở mức rất cao so với mức “an toàn” 104 -106/100.

Nỗ lực truyền thông thay đổi nhận thức cho người dân

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn Tân từng chia sẻ: “Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này, đến khoảng năm 2050, sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới Việt Nam không lấy được vợ. Điều đó cũng có nghĩa là có chừng đó phụ nữ ở tuổi đó (là những bé gái hiện nay) không được sinh ra. Trong khi, việc nối tiếp các thế hệ, thông qua việc sinh sản thì phải có nam, có nữ”. Như vậy, nếu chúng ta chỉ lo việc trước mắt là thờ cúng, hương hỏa tổ tiên ông bà, mà không nghĩ đến việc nếu không có phụ nữ thì việc sinh con đẻ cái để nối tiếp thế hệ cũng khó… thực hiện.

Giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này, theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế là phải tác động làm thay đổi được tư tưởng muốn có con trai của bộ phận xã hội, chứ không chỉ là việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Về vấn đề này, dưới góc độ một chuyên gia về giới, BS Phan Thu Hiền, cán bộ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhấn mạnh: Đó không còn là vấn đề tâm lý xã hội, mà là bất bình đẳng giới, là hạ thấp vị thế của người phụ nữ. “Tình trạng trọng nam khinh nữ cũng bắt nguồn từ những kỳ vọng, những sự “trao quyền” gần như là “mặc định” đối với nam giới. Khi một bé trai được sinh ra, đã được nuôi dạy và kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột gia đình, chịu trách nhiệm hương hỏa dòng họ, tổ tiên... Các em được cho ăn học, tạo điều kiện, môi trường để thỏa lòng kỳ vọng đó. Chính nó vô tình đã mặc định vai trò của người phụ nữ, bé gái trong gia đình là thứ yếu”, BS Phan Thu Hiền nói.

Ở một góc độ khác, TS Đặng Hoàng Giang lại cho rằng, khát khao, mong muốn có con trai là điều dễ hiểu. Điều đáng nói là chúng ta làm gì với khát khao đó, không để nó chuyển nó thành hành động cản trở bước tiến của cộng đồng, xã hội và làm hại chính tương lai con em chúng ta. “Tôi tin khi xã hội nhìn thấy hệ lụy là khoảng 20 - 30 năm nữa, những cậu con trai được khát khao sinh ra hôm nay sẽ không có cơ hội lấy được vợ như thảm cảnh Trung Quốc bây giờ, tức là chỉ có con trai nhà giàu mới có thể có đủ tiền để lấy vợ thì người dân sẽ có ý thức sinh con trai cũng như con gái ngay!”, TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ.

 

“Khi người dân chỉ mới nghĩ đến niềm vui trước mắt là có người nối dõi tông đường, quá mải mê, suy tư làm sao để có được một cậu bé, chúng ta lại bỏ quên luôn cả số phận của những bé trai đó. Sau này liệu các em có lấy được vợ hay không? Hay phải cạnh tranh với các cậu con trai của những gia đình khá giả hơn, hoặc thậm chí là đàn ông nước khác, có điều kiện kinh tế hơn? Đây là lúc chúng ta phải nghĩ lại một cách nghiêm túc!”

(TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng)

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 16 phút trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top