Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục nào được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine?

Thứ ba, 09:34 04/06/2024 | Dân số và phát triển

Vaccine có thể góp phần ngăn ngừa hiệu quả nhiều bệnh, bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV và viêm gan.

Một công cụ phòng ngừa quan trọng chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục là tiêm chủng. Hiện nay, đã có vaccine để bảo vệ chống nhiễm trùng HPV, viêm gan A và viêm gan B. Các loại vaccine khác đang được nghiên cứu, phát triển.

1. Viêm gan B

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua chất dịch (tinh dịch, dịch tiết âm đạo và máu) và thường lây truyền qua quan hệ tình dục. Nó cũng có thể lây nhiễm khi người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích khác.

Mặc dù viêm gan B có thể gây bệnh nhẹ nhưng nó cũng có nguy cơ là một bệnh nhiễm trùng mạn tính nghiêm trọng hơn, với các biến chứng bao gồm xơ gan (sẹo gan) và thậm chí là ung thư gan.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục nào được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine?- Ảnh 1.

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm khi quan hệ tình dục.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm phòng viêm gan B cho nhiều nhóm, trong đó có:

  • Bạn tình của người bị viêm gan B.
  • Bất cứ ai có hoạt động tình dục nhưng không có mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài.
  • Những người được điều trị STD/STIs.
  • Đàn ông quan hệ tình dục đồng giới.

Vaccine viêm gan B an toàn và tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là đau nhức tại chỗ tiêm. Những người tiêm phòng đủ vaccine viêm gan B có khả năng bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B cao hơn 90%.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục nào được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine?- Ảnh 2.

Tiêm vaccine viêm gan A để ngăn ngừa mắc viêm gan A.

2. Viêm gan A

Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc bằng miệng với phân (tiếp xúc qua đường miệng-phân). Điều này bao gồm nguồn thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng-hậu môn.

CDC Hoa Kỳ khuyến nghị tiêm vaccine viêm gan A cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan cao hơn, trong đó có:

  • Đàn ông quan hệ tình dục đồng giới.
  • Những người sử dụng hoặc tiêm chích ma túy.
  • Người bị viêm gan B hoặc C.

Vaccine viêm gan A có hiệu quả và bảo vệ lâu dài sau liều thứ hai. Đau nhức tại chỗ tiêm là tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo.

3. Tiêm phòng vaccine HPV giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục nào được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine?- Ảnh 3.

Nên tiêm vaccine HPV trong độ tuổi được khuyến nghị.

Papillomavirus ở người (HPV) là tên của một nhóm virus gây nhiễm trùng da. Có hơn 100 loại HPV khác nhau. Một số loại HPV gây ra mụn cóc ở tay hoặc chân và các loại khác có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

Tỷ lệ nhiễm HPV và tiền ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể kể từ khi vaccine được sử dụng. Trong số các cô gái tuổi teen, tỷ lệ nhiễm các loại virus HPV gây ra một số bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục đã giảm 86%. Ở phụ nữ trưởng thành trẻ tuổi, tỷ lệ nhiễm các loại HPV gây ra hầu hết các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục đã giảm 71%.

Một số loại HPV sinh dục có thể gây ra mụn cóc sinh dục, trong khi các loại HPV sinh dục khác có liên quan đến những thay đổi tế bào bất thường trên cổ tử cung (được phát hiện qua xét nghiệm Pap) có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV tăng bảo vệ chống lại các loại virus gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc và những loại gây ra hầu hết bệnh ung thư cổ tử cung.

CDC Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả bé trai và bé gái nên tiêm vaccine ngừa HPV ở tuổi 11 hoặc 12. Vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn khi được tiêm trong độ tuổi 12.

Bộ Y tế mở rộng chỉ định độ tuổi tiêm vaccine HPV cho người từ 27-45 tuổi dựa theo cập nhật khuyến cáo y khoa tiến bộ trên thế giới. Các chuyên gia cho biết, vaccine HPV vẫn có hiệu quả bảo vệ cao khỏi các chủng HPV nguy cơ và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm hoặc nhiễm chủng HPV mới cho người từ 27-45 tuổi.

Vaccine HPV an toàn. Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất bao gồm đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm.


Hoàng Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh sớm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm khuynh hướng di truyền, lựa chọn lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn… đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và can thiệp kịp thời.

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hệ thống sinh sản nam bao gồm một nhóm các cơ quan tạo nên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu ở nam giới. Tìm hiểu xem các cơ quan này hoạt động như thế nào.

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cô gái 20 tuổi mang thai 20 tuần suýt chết sau khi sử dụng 12 viên thuốc phá thai mua qua mạng.

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguy cơ đó là ung thư vú.

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc phá thai bằng thuốc tại nhà có thể gây ra vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng, sót thai, sót rau, thậm chí đe dọa tính mạng của sản phụ.

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhờ sự tư vấn và các biện pháp dự phòng mà nhiều người mẹ bị HIV vẫn mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – “Trong quyết định 588/QĐ-TTg không có nội dung nào là xử phạt đối với những người độc thân, kết hôn muộn hoặc sinh con muộn như mạng xã hội đồn thổi cả”, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Top