Những “bóng hồng” hết lòng vì người bệnh
GiadinhNet - Họ đều là phụ nữ, tuy nhiên mỗi người lại có nhiệm vụ chăm sóc những bệnh nhân khác nhau. Nhưng với tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc với người bệnh, những “bóng hồng” này càng góp phần tỏa sáng hình ảnh người bác sĩ vì dân.
Hộ lý Lê Thị Đẩy luôn xem bệnh nhân như người nhà của mình. Ảnh: Đ.H
Nữ hộ lý tận tụy
Ngày nào cũng thế, ngay từ sáng, hàng chục bệnh nhân Khoa Da - Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã thấy hộ lý Lê Thị Đẩy có mặt rất sớm, đang thoăn thoắt làm việc. Công việc một ngày của nữ hộ lý Đẩy là chăm sóc, vệ sinh cho khoảng 80 - 90 bệnh nhân. Từ thay áo quần, thu dọn chăn màn đến việc rửa ráy, thậm chí bón cơm, cháo cho bệnh nhân nhưng hộ lý Lê Thị Đẩy chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi, khó chịu. Chị chia sẻ: “Chính việc chăm sóc bệnh nhân, mang lại nụ cười cho họ đã giúp mình quên đi mệt mỏi”.
Coi bệnh nhân như người thân
“Đã làm ở đây thì dẹp bỏ hai chữ “xấu hổ” đi. Bởi tất tần tật mọi việc cho người bệnh tâm thần giống như chăm một đứa trẻ, mình đều phải đảm đương. Làm công việc này từ lâu mình thấy yêu nghề. Không phải khi nào bệnh nhân cũng hung dữ, lúc tỉnh táo, họ cũng rất đáng yêu. Càng gần gũi họ càng cảm thấy họ cần mình, mình rất nên bù đắp thiệt thòi cho người bệnh…”, y tá Ngô Thị Kim Hồng tâm sự.
Chị Phạm Thị Trí (trú tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã vào Bệnh viện Da liễu điều trị hơn một tuần. Chị vào đây không có người thân, mọi việc ăn uống, sinh hoạt, giặt giũ áo quần, vệ sinh cá nhân đều nhờ tới hộ lý Lê Thị Đẩy. “Vì hoàn cảnh nên tôi mới ở bệnh viện một mình. Nếu không có chị Đẩy thì tôi không biết làm sao? Nằm điều trị ở đây, ai cũng tấm tắc khen hộ lý Đẩy tận tình lắm, bệnh nhân nào chị ấy cũng chăm sóc chu đáo, xem như người nhà của mình…”, chị Trí tâm sự.
Hơn 23 năm công tác ở Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, hộ lý Lê Thị Đẩy luôn làm tròn trách nhiệm của mình, được người bệnh mến phục. Mỗi lần nhìn người bệnh vật vã cơn đau, ăn uống, sinh hoạt khó khăn… là chị lại giúp đỡ. “Nhìn thấy bệnh nhân không người thân chăm sóc, hoặc có người thân nhưng có những việc họ ngại, tôi thấy thế lại động viên rồi làm giúp họ. Thương nhất là những cụ già neo đơn, chẳng may vào viện, côi cút một mình. Tôi xem họ giống như cha mẹ mình vậy”, hộ lý Đẩy tâm sự.
Tuy nhiên không phải ai cũng dễ tính, khi mang bệnh trong người, họ hay bẳn gắt khó tính, thậm chí quát mắng nhưng hộ lý Đẩy vẫn chịu đựng và tươi cười. Dần dần, bệnh nhân cảm mến và xem chị như người thân. Chính việc chăm sóc bệnh nhân bằng cả tấm lòng nên năm vừa qua, hộ lý Lê Thị Đẩy đã vinh dự nhận “Giải thưởng tỏa sáng Blouse trắng” của TP Đà Nẵng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu về tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân.
Không ít lần bị... đánh
Khác với hộ lý Đẩy, nữ y tá Ngô Thị Kim Hồng, công tác tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Đà Nẵng luôn sống trong tâm trạng “bội thực yêu”. Những từ mà bệnh nhân tâm thần nói với y tá Hồng như: “Cho anh hôn một cái nào”, “Sao em quên anh thế. Em là của anh cơ mà”… đã quá quen thuộc với chị.
Hơn 20 năm chăm sóc người bệnh, không ít lần chị Hồng hứng chịu những cái đánh, xô ngã bất ngờ khi bệnh nhân lên cơn. Mới năm ngoái, chị phải điều trị hơn một tuần tại Bệnh viện Đà Nẵng do bị bệnh nhân Nguyễn Văn Thành đánh mạnh vào đầu, mang thương tật 35%. Xòe bàn tay có ngón bị tật, chị cười: “Đây là “kỷ niệm”lần tôi bị bệnh nhân xô vào cửa, cửa kẹp trúng tay phải tháo khớp. Giờ đã thành tật”.
Việc “bị” bày tỏ tình cảm cho đến “bị” đánh đối với những nữ cán bộ tại trung tâm đã là chuyện thường ngày! Với những nữ cán bộ ở trung tâm này, ai cũng có vài đối tượng “để ý”. Cách thể hiện tình yêu của các bệnh nhân tâm thần cũng thật đặc biệt. Có người thì thơ thẩn suốt ngày hái hoa dại tặng người họ yêu. Có người thì luôn miệng hỏi, nếu không thấy bóng nữ thầy thuốc đó thì họ không chịu ăn uống… Một lần, chị Hồng còn nhận được cả xấp tiền lẻ, toàn tờ 2.000, 1.000 đồng của bệnh nhân “tặng”. Thì ra, đó là tiền các tổ chức từ thiện đến thăm và cho anh làm quà, anh giấu kỹ từ lâu lắm, thay vì đi mua thuốc lá như các bạn thì anh để dành tặng chị Hồng. Vừa xúc động vừa buồn cười, chị Hồng phải nói mãi anh mới chịu nhận lại số tiền.
Chị Hồng và các cán bộ của trung tâm luôn dịu dàng, tỷ mỉ, chu đáo… chăm sóc bệnh nhân. Nói như Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Được dành cho 26 cán bộ nữ của mình thì “Để làm việc ở đây, các chị ấy phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh “thép” để có thể chịu đựng những bệnh nhân tâm thần luôn bất ổn. Là nữ, nhất là nữ cán bộ trẻ tuổi, việc tắm rửa, vệ sinh cho các nam bệnh nhân không hề đơn giản. 347 bệnh nhân là 347 mảnh đời bất hạnh với những tính nết, loại bệnh tật khác nhau…”.
Đức Hoàng

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.