Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những cách thoát “top cuối” chiều cao trung bình của thế giới

Thứ bảy, 19:46 30/09/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Người Việt Nam đang có chiều cao trung bình thấp so với thế giới. Nam giới Việt Nam đứng thứ 19 và nữ giới đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Thông tin này mới được Tổng hội Y học Việt Nam công bố tại hội thảo khoa học tầm vóc cơ thể vừa tổ chức tại Hà Nội.


Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao trẻ em Việt Nam, trong đó 5 yếu tố chính là: Di truyền, dinh dưỡng, tập luyện thể thao, bệnh tật và giấc ngủ. Hình minh họa

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao trẻ em Việt Nam, trong đó 5 yếu tố chính là: Di truyền, dinh dưỡng, tập luyện thể thao, bệnh tật và giấc ngủ. Hình minh họa

Cao - một lợi thế đáng mong ước

Chiều cao là mong ước của tất cả các bậc cha mẹ với con cái mình, sau yếu tố thông minh, khỏe mạnh. “Thiếu chiều cao là mất đi một lợi thế cực kỳ to lớn. Anh rất giỏi nhưng bé như cái kẹo mút dở thì vẫn luôn tự ti khi đứng cùng những người bạn cao lớn khác. Trong khi các bạn có thể tự tin trên bất cứ chiếc xe nào, kể cả xe “khủng” thì dù có tiền anh cũng chỉ dám đi chiếc xe máy thấp mà khi chống chân vẫn còn chới với”, anh Ngọc Vinh, quản lý bộ phận marketting của một công ty thời trang chia sẻ.

Theo anh Vinh, đánh giá một con người là trên tổng thể cả về trí tuệ, tố chất và thể lực. “Nhưng rõ ràng, một nội dung tốt được nằm trong một hình thức đẹp, đó là sự hoàn hảo” - anh Vinh nói - “Với cả nam và nữ, chiều cao tạo cho họ có lợi thế lớn về hấp dẫn hình thể, giúp các bạn có được sự thiện cảm ban đầu trong lần gặp gỡ, đặc biệt là những công việc cần đến yếu tố ngoại hình”.

Chị Minh Phương (Hà Nội) có con gái học lớp 9 chia sẻ: “Trong lớp con tôi có khoảng 8 bạn có chiều cao vượt trội, còn lại nhiều đứa nhìn loắt choắt như học sinh lớp 5, lớp 6. Con gái tôi cũng thuộc thành phần bé còi trong lớp. Trong chuyến dã ngoại cùng các con, thấy các bạn có vóc dáng to lớn đi phăm phăm, mang vác đồ rất nhẹ nhàng. Con mình thì mồ hôi nhễ nhại, xách túi đồ dài gần bằng người, thở không ra hơi”.

Anh Mạnh Tuấn, đốc công của một công ty lắp ráp điện tử cho biết, khoảng 1/3 số công nhân ở công ty của anh cao khoảng 1m7 trở lên, còn lại trên dưới 1m65. “Chúng tôi tuyển chọn dựa trên yếu tố kỹ thuật, tuy nhiên những bạn có chiều cao tương đối có thể lực tốt hơn, làm việc có hiệu quả hơn. Những người có chiều cao nhỏ con thì cũng nhanh nhẹn nhưng sức không bền, những lúc cần mang vác thiết bị, máy móc thì nhìn rõ nhất sự hơn kém này”, anh Tuấn chia sẻ.

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Trong 10 năm trở lại đây, trên thế giới, chiều cao trung bình của người trưởng thành tăng 2,3cm nhưng tại Việt Nam chỉ tăng từ 1 - 1,5cm. Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng trong vòng 34 năm (1975 - 2009) cho thấy, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng 4,4cm (từ 1,6m lên 1,64m), chiều cao trung bình của nữ giới tăng 3,4cm (từ 1,5m lên 1,53m). Đây là mức tăng trưởng thấp khi chiều cao trung bình trên thế giới là 171cm (nam) và 159cm (nữ). Hiện các nước Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng về chiều cao những năm gần đây, nhưng nếu xếp hạng trong khu vực thì chiều cao của người Việt Nam ngang với Indonesia, Myanmar nhưng thấp hơn so với Singapore, Nhật, Thái Lan và Malaysia.

Gene và những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Lý giải thực trạng người Việt nằm trong top 20 nước có chiều cao thấp nhất thế giới, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao trẻ em Việt, trong đó 5 yếu tố chính là: Di truyền, dinh dưỡng, tập luyện thể thao, bệnh tật và giấc ngủ.

Kết quả nghiên cứu đăng tại Scientic American chỉ ra rằng khoảng 60-80% chiều cao khi trưởng thành là do yếu tố di truyền quyết định. Tại các quốc gia châu Âu hoặc Bắc Mỹ, di truyền có thể ảnh hưởng tới 80% chiều cao khi trưởng thành, trong khi tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, di truyền chỉ quyết định khoảng 65% chiều cao khi trưởng thành. "Ảnh hưởng của yếu tố gen lên chiều cao sẽ tăng dần theo tuổi và sẽ gây ra ảnh hưởng lớn nhất ở độ tuổi vị thành niên, quyết định tới 83% chiều cao ở trẻ trai và 76% ở trẻ gái", TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết.

Dinh dưỡng là yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ, chiếm vai trò từ 20-40%. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, để giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối. Trẻ cần được bổ sung đầy đủ protein, đặc biệt từ thịt nạc, đậu nành, cá và các sản phẩm từ sữa. Những loại protein này sẽ giúp cơ thể phát triển, làm chắc khỏe xương và kích thích sự tăng trưởng của trẻ.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm một nửa, từ 59,7% xuống 26%. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng, 10 trẻ có 7 trẻ thiếu kẽm, 2 trẻ có 1 trẻ thiếu máu. Thiếu máu ảnh hưởng lớn tới việc phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”. Tuy nhiên, việc thiếu kinh phí khiến Đề án đã qua hơn 1/3 thời gian vẫn giậm chân tại chỗ cũng khiến những người quan tâm đến vấn đề này lo lắng. Trong khi đó, chiều cao trên thế giới và các nước Đông Nam Á những năm qua có sự tăng lên rõ rệt. 100 năm qua, mức tăng chiều cao trung bình lớn nhất thuộc về nữ giới Hàn Quốc (tăng 20,2 cm, từ vị trí thứ 196 vươn lên thứ 55 thế giới) và nam giới Iran (tăng 16,5 cm, từ vị trí 181 lên thứ 67 thế giới). Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ứng dụng thành công các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao để trực tiếp tác động đến hệ xương, nâng cao tầm vóc thân thể, chức năng cơ thể, đồng thời trực tiếp phát triển thể lực nhân dân. Từ năm 1950 – 1970, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình tăng chiều cao thân thể người Nhật bằng các giải pháp đồng bộ, trực tiếp là dinh dưỡng và thể dục, thể thao hợp lý đối với con người từ bào thai tới 18 tuổi. Nhờ vậy mà những thanh niên độ tuổi trung bình (20 tuổi) ở Nhật Bản những năm 1980 đã cao hơn so với các thanh niên không được thụ hưởng chương trình khoảng 10cm.

Luyện tập và ngủ đủ

Luyện tập thể thao giúp cơ và xương chắc khỏe, giúp việc duy trì cân nặng hợp lý và kích thích sản xuất hormone tăng trưởng chiều cao. Các bài tập xây dựng sức mạnh cơ bắp như chống đẩy, yaga, nhảy dây hoặc đạp xe đạp. Trẻ em ở độ tuổi đi học cần ít nhất một giờ luyện tập mỗi ngày. Đặc biệt, giấc ngủ có vai trò quan trọng với tăng trưởng chiều cao của trẻ. Khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Trẻ không ngủ đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao mà còn ảnh hưởng đến hormone điều chỉnh cảm giác đói và vị giác khiến trẻ ăn nhiều hơn bình thường và có nguy cơ thừa cân. Thêm vào đó, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể chuyển hóa thức ăn gây ra tình trạng kháng insunlin và có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 khi trưởng thành. BS Sơn cho biết thêm, ngoài ra, một số bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như bệnh truyền nhiễm, nhiễm giun sán, bệnh đường hô hấp mạn tính... Hay thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là yếu tố ức chế quá trình sản sinh HGH, hạn chế khả năng phát triển chiều cao của người Việt.

Muốn cao lớn, hãy chú ý 1.000 ngày đầu đời và tiền dậy thì

Theo PGS. TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ khi bà mẹ có thai cho tới trẻ 24 tháng tuổi) là cơ hội giúp cho đứa trẻ phát triển về tầm vóc tốt nhất. Sau đó là ở giai đoạn tiền dậy thì (6 - 11 tuổi). Vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể dục hợp lý và bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý để phát triển chiều cao. Khi đã qua tuổi dậy thì (khoảng 17, 18 tuổi với nam và 15, 16 tuổi đối với nữ), chiều cao sẽ phát triển rất ít và mọi cố gắng để hỗ trợ phát triển chiều cao sẽ gần như không có tác dụng.

Hiện nay, khẩu phần ăn của trẻ em Việt vẫn trong tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Thống kê cho thấy, trẻ em ở các vùng miền trong cả nước đều đang thiếu Vitamin A trong khẩu phần ăn, duy chỉ có vùng Đông Nam Bộ đáp ứng nhu cầu này cho trẻ. Cùng đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò một số vi chất dinh dưỡng với tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Theo đó, ngoài các vi chất dinh dưỡng được biết đến phổ biến như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D thì vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhưng thường ít được biết đến.

“Hiện nay, việc các bậc phụ huynh cho con ăn đồ ăn nhanh, sử dụng thức ăn có nhiều đường không tốt cho sức khỏe của trẻ và cần phải thay đổi thói quen chăm sóc để trẻ để trẻ có đủ dinh dưỡng, phát triển tầm vóc”, PGS. TS Lê Bạch Mai lưu ý.

M.Việt

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top