Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu hiệu khi tuyến giáp gặp trục trặc

Thứ tư, 11:15 09/07/2014 | Sống khỏe

Cáu kỉnh, tăng cân, không tập trung… đều có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, theo Health.

Những dấu hiệu khi tuyến giáp gặp trục trặc 1
Có những dấu hiệu cho biết tuyến giáp đang gặp vấn đề và bạn cần phải đến bác sĩ để thăm khám.

Tuyến giáp tác động đáng kể đến một loạt các chức năng cơ thể, và theo ước tính phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ rối loạn tuyến giáp cao đến 30%. Theo Hiệp hội các nhà nội tiết học lâm sàng Mỹ, phụ nữ có nguy cơ gặp rối loạn tuyến giáp cao gấp 10 lần nam giới.

Tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp, quy định nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất, và nhịp tim. Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá tích cực có thể làm tăng tốc sự trao đổi chất, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, ra mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.

Trong khi đó, thiếu hụt hormone tuyến giáp gây suy giáp, làm rối loạn sự cân bằng bình thường của phản ứng hóa học trong cơ thể, gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim.

Theo các chuyên gia sức khỏe nguyên nhân khiến tuyến giáp trục trặc có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, hệ miễn dịch bị tấn công, mang thai, stress, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc độc tố trong môi trường.

Dưới đây là những dấu hiệu cho biết tuyến giáp có vấn đề.

Kiệt sức

Nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng hoặc suốt cả ngày sau một đêm ngủ đủ giấc, đó là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động quá kém. Hormone tuyến giáp tiết ra quá ít, không đủ để chảy vào mạch máu và các tế bào, từ đó cơ bắp không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dẫn đến kết quả mệt mỏi và bải hoải.

Chán nản

Cảm thấy chán nản hay buồn bã bất thường có thể là một triệu chứng của suy giáp. Nhiều người tin rằng việc hormone tuyến giáp sản xuất quá ít có thể làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não. Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, lượng serotonin giảm xuống gây tâm trạng buồn chán.

Bồn chồn và lo lắng

Lo lắng và bồn chồn có liên quan đến việc hormone tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều và điều đó đồng nghĩa với tuyến giáp hoạt động quá mức, gây cường giáp. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, nó sẽ tràn ngập khắp cơ thể, từ đó, các tín hiệu trong cơ thể truyền đi không được chính xác, gây rối loạn sự trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy bất an và lo lắng liên tục.

Thèm ăn

Cảm giác thèm ăn tăng lên không ngừng có thể là dấu hiệu của cường giáp, bởi khi hormone tuyến giáp phát hành quá nhiều sẽ gây cảm giác đói liên tục. Mặc khác khi tuyến giáp hoạt động quá mức cũng gây rối loạn vị giác và khứu giác.

Đầu óc mơ hồ

Trạng thái mơ hồ, chức năng nhận thức suy giảm, khó tập trung có thể là kết quả của tình trạng thiếu ngủ hoặc lão hóa của cơ thể, nhưng cũng có thể do tình trạng cường giáp gây ra. Trong khi chứng đãng trí, mau quên lại do suy giáp (hormone tuyến giáp tiết ra quá ít) gây ra. Ở phụ nữ, các dấu hiệu liên quan đến tuyến giáp thường bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ mãn kinh.

Giảm ham muốn tình dục

Ít hoặc không ham muốn gần gũi thể xác có thể là tác dụng phụ của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Quá ít hormone tuyến giáp là tác nhân khiến ham muốn tình dục giảm xuống, do kích thích tố tuyến giáp có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen - nội tiết tố trong cơ thể. Không chỉ là suy giảm tình dục, rối loạn tuyến giáp còn dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như: tăng cân, giảm cân đột ngột, mất hết năng lượng, đau nhức cơ thể...

Những dấu hiệu khi tuyến giáp gặp trục trặc 2
Ít hoặc không ham muốn gần gũi thể xác có thể là tác dụng phụ của tình trạng rối loạn tuyến giáp.

Tim đập nhanh

Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả làm ảnh hưởng đến nhịp đập của tim với các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ qua một hoặc hai nhịp. Không khó để nhận thấy những cảm xúc ấy trong lồng ngực, và đó là dấu hiệu khi hormone tuyến giáp đang tràn ngập trong cơ thể.

Da khô

Da khô và ngứa có thể là một triệu chứng của suy giáp. Sự thay đổi trong kết cấu và vẻ bên ngoài của da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự trao đổi chất. Nếu sự trao đổi chất chậm lại (do quá ít hormone tuyến giáp), khiến lượng mồ hôi tiết ra giảm đi. Da không đủ độ ẩm sẽ nhanh chóng trở nên khô và bong tróc. Tương tự, móng tay có thể trở nên giòn và dễ gãy trong trường hợp bị rối loạn tuyến giáp.

Táo bón

Những người bị suy giáp thường phàn nàn về tình trạng táo bón. Sự gián đoạn trong việc sản xuất hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp. Trong khi đó, tuyến giáp hoạt động quá mức lại gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đi ngoài thường xuyên hơn.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi với lượng máu ra nhiều hơn, thời gian kéo dài và đau bụng có thể là dấu hiệu của suy giáp. Nếu bị cường giáp sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt theo hướng khác, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu cũng giảm.

Ê ẩm mình mẩy

Nếu bạn bị ngứa ran không rõ nguyên nhân hoặc đột ngột bị tê, đau nhức ở cánh tay, chân, bàn chân hoặc bàn tay, có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Theo các chuyên gia, sở dĩ có điều đó là do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, từ đó gây tổn hại đến các dây thần kinh gửi tín hiệu từ bộ não và tủy sống đi khắp cơ thể. Kết quả là sự gián đoạn này tác động trực tiếp đến các chi, cơ bắp gây đau nhức.

Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể là triệu chứng của rối loạn tuyến giáp (liên quan đến cả cường giáp và suy giáp). Những người có hormone tuyến giáp cao từ 2-3 lần so với mức bình thường có nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, một giả thuyết khác cho rằng nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể làm chậm nhịp tim, ảnh hưởng đến sức bơm máu từ tim khiến tim hoạt động quá tải, gây tăng huyết áp. Tóm lại, theo các chuyên gia, cả cường giáp và suy giáp đều được xem là thủ phạm làm cao huyết áp.

Nhiệt độ cơ thể không ổn định

Cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh có liên quan tới suy giáp. Mặt khác, một tuyến giáp hoạt động quá mức lại gây nóng và liên tục đổ mồ hôi.

Khàn cổ

Sự thay đổi trong giọng nói hoặc một khối u trong cổ họng có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Cách đơn giản để kiểm tra là nhìn vào cổ và xem tuyến giáp có bị sưng bằng cách đứng trước gương, nhấp ngụm nước và xem cổ họng có phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt. Nếu phát hiện có điều bất thường, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra.

Giấc ngủ xáo trộn

Nếu cảm thấy buồn ngủ ở mọi thời điểm, đó có thể là suy giáp. Hormone tuyến giáp sản xuất quá ít gây ra hiện tượng này. Trong khi đó, nếu cơ thể khó đi vào giấc ngủ lại là dấu hiệu của cường giáp. Hormone tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra lo lắng, khiến mạch đập nhanh, từ đó gây khó ngủ hoặc thức giấc vào nửa đêm.

Tăng cân

Dù không ăn nhiều hơn so với bình thường và vẫn tích cực tập tuyện thể dục, nhưng trọng lượng vẫn tăng, chứng tỏ chức năng tuyến giáp đang bị rối loạn. Ở trạng thái khác khi cơ thể đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của cường giáp.

Tóc mỏng và rụng

Quá ít hormone tuyến giáp làm gián đoạn chu kỳ tăng trưởng tóc, khiến nhiều nang tóc không phát triển, kết quả là dẫn đến rụng tóc, tóc bị khô. Trong trường hợp nghiêm trọng, lông mày cũng có thể bị rụng theo. Tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể làm cho tóc mỏng, yếu và dễ gãy, rụng. Tình trạng cường giáp chỉ ảnh hưởng đến tóc chứ ít tác động đến lông mày hay lông chân, lông tay.

Khó thụ thai

Mặc dù đã cố gắng để có em bé trong khoảng thời gian dài nhưng kết quả vẫn không được, thì cường giáp được xem là một trong những thủ phạm. Theo các chuyên gia, khó khăn trong việc thụ thai có liên quan đến nguy cơ cao của các vấn đề về tuyến giáp. Cả suy giáp và cường giáp có thể gây trở ngại cho sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Rối loạn tuyến giáp cũng được liên kết đến các biến chứng khi mang thai.

Cholesterol cao

Mức độ cao của cholesterol "xấu" có thể được gây ra bởi một tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim, suy tim.
 
Theo Thanh Niên
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..

Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?

Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.

Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?

Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đậu được coi là một loại thực phẩm lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn đậu thường xuyên mỗi ngày có tác dụng không phải ai cũng biết.

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

Y tế - 18 giờ trước

Nỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Người phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.

Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật

Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Top