Những điều cần biết để phòng, chống các rối loạn do thiếu I-ốt
GiadinhNet - I-ốt là một vi chất dinh dưỡng, chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể con người.
Tác dụng của I-ốt
- Duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể và sinh ra nhiệt: Thiếu iốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra, gây tổn thương cho các hoạt động cơ bản để duy trì sự sống của cơ thể, đồng thời cũng làm suy giảm các chức năng cơ thể.
- Thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể: Các hoóc-môn tuyến giáp khống chế quá trình phát triển hệ xương, giới tính, và cơ cũng như chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Việc thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp sẽ khiến cơ thể phát triển không bình thường.
- Hỗ trợ phát triển trí não: Trong giai đoạn phát triển trí não nhất định của thai kỳ hay thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ, nhất thiết phải dựa vào các hoóc môn tuyến giáp. Việc thiếu hụt hoóc-môn tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển trí não, về sau sẽ gây trở ngại cho sự phát triển trí tuệ.
Thiếu I-ốt gây hậu quả như thế nào?
Ths.BS Hoàng Thương chia sẻ trên VTV ngày 3/11/2018 cho biết, thiếu I-ốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn tuyến giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau như: bướu cổ, sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể kém phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng vận động....
Thiếu I-ốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra xảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu I-ốt nặng thì trẻ sinh ra có thể đần độn vì tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Các hậu quả đó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cuộc đời, hiện nay y học chưa chữa được.
Thiếu I-ốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Nếu nặng trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng 2 chân. Trẻ bị thiếu I-ốt sẽ học kém.
Người lớn thiếu I-ốt sẽ gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động. Vì vậy sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội.
Các biến chứng vì thiếu I-ốt
PGS.TS. Trần Văn Tập (Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103) cho biết, cơ thể mỗi người trưởng thành cần khoảng 200-250mcg I-ốt mỗi ngày, riêng phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu I-ốt nhiều hơn.
Từ vai trò quan trọng của I-ốt đối với cơ thể, mỗi người cần phải bổ sung đầy đủ I-ốt để không rơi vào tình trạng thiếu I-ốt. Theo bác sĩ Tập, tất cả các triệu chứng thiếu hụt I-ốt đều ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Bướu cổ: Đây là biểu hiện rõ rệt nhất nhất khi bị thiếu I-ốt khiến tuyến giáp mở rộng bất thường. Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh bướu cổ đó là sự hình thành cục u ở vùng cổ. Theo bác sĩ Tập, bệnh bướu không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn chèn ép khí quản gây khó thở, chèn ép thực quản gây khó nuốt, chèn ép tĩnh mạch, nhân của nó có thể gây ung thư.
Suy tuyến giáp: Đây là một trong các triệu chứng thiếu hụt I-ốt phổ biến nhất trên thế giới. Suy tuyến giáp làm chậm lại quá trình phát triển của cơ thể, nó khởi phát với các biểu hiện rất mơ hồ như mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ bị giảm sút, táo bón. Phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo bất thường, tóc khô và rụng nhiều, đặc biệt người bệnh có thể bị hôn mê đột ngột.
Rối loạn do thiếu I-ốt: Tình trạng thiếu I-ốt đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hay đang nuôi con nhỏ. Các vấn đề về tuyến giáp trong những thời điểm quan trọng của thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai hoặc khiến trẻ bị đần độn, dị tật bẩm sinh; ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ dẫn đến khả năng học tập của trẻ bị yếu kém. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu I-ốt cho dù là thể nhẹ cũng làm giảm 13,5 điểm IQ của mỗi trẻ, hạn chế năng lực học tập của các em.
Về mặt xã hội, bác sĩ Tập nhấn mạnh: thiếu I-ốt còn làm giảm năng suất lao động, giảm sự phát triển trí tuệ của cả một cộng đồng.
Những triệu chứng cảnh báo bạn thiếu I-ốt
Mệt mỏi. Trải qua mệt mỏi lâu lâu một lần là hoàn toàn bình thường. Nhưng khi nó diễn ra thường xuyên thì nên quan tâm. Mệt mỏi, một cách thường xuyên, có thể chỉ ra mức độ thấp của iốt trong cơ thể của một người.
Táo bón. Iốt thấp có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Những người bị thiếu iốt có thể bị táo bón thường xuyên. Trong thực tế, táo bón thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đừng bao giờ bỏ qua.
Phì tuyến giáp. Thiếu iốt trong cơ thể cũng có thể gây phì tuyến giáp. Nếu không giám sát, bệnh bướu cổ là bệnh khó tránh khỏi. Đó là lý do tại sao nên kiểm tra thời gian sớm nhất.
Mất cân bằng cảm xúc. Những người bị thiếu hụt iốt trong cơ thể cũng có thể gặp mức độ căng thẳng, lo lắng cao và trong vài trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây trầm cảm. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mất cân bằng cảm xúc đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Da dày. Một triệu chứng nổi bật của thiếu iốt là da dày. Da khô, da bong tróc cũng có thể là dấu hiệu của thiếu iốt.
Miễn dịch thấp. Iốt thấp cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Đây là biến thể làm cho một người dễ bị cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm trùng.
Tăng cân. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy rằng ngay cả tăng cân đột biến cũng có thể là dấu hiệu đáng báo động cho tình trạng thiếu iốt, vì nó đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng cơ thể.
Cách bổ sung I-ốt cho cơ thể
- Sử dụng muối I-ốt. Muối I-ốt và muối biển hoàn toàn khác nhau. Muối biển thường không có đủ lượng chất I-ốt. Càng là muối tinh chế, hàm lượng I-ốt càng ít. Hàm lượng I-ốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg I-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
- Ăn các thức ăn giàu I-ốt như tảo bẹ (hàm lượng khoảng 2000mcg (microgram)/kg tảo bẹ tươi); Cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800mcg/kg); Nước mắm: 950 mcg; Muối I-ốt: 555 mcg; Rau dền: 50 mcg; Rau cải xoong: 45 mcg; Cá thu: 45 mcg; Nấm mỡ: 18 mcg; Súp lơ: 12 mcg; Khoai tây: 4,5 mcg; Tảo tía (khô): 1800mcg; rau chân vịt: 164mcg; rau cần 160mcg; ; muối biển: 2mcg, sơn dược: 14mcg; muối ăn có iốt 7600mcg; cải thảo: 9.8mcg; trứng gà: 9.7 mcg; nước mắm iốt 950mcg; rau cải xoong 45mcg; bầu dục 36,7mcg;...
- Với những người cần bổ sung I-ốt bằng viên bổ sung I-ốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên này chứa từ 50 - 150ug I-ốt và bạn cần khoảng 100- 200ug mỗi ngày.
- Ăn nhiều hơn và chủng loại thực phẩm phải phong phú hơn.
- Sử dụng muối I-ốt đúng cách: nêm muối có I-ốt sau khi đã nấu chín thức ăn.
ĐH (th)

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 4 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 5 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.