Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Thứ năm, 10:00 22/02/2024 | Sống khỏe

Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ là rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, tiêu chảy,..Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa giúp khắc phục vấn đề này hiệu quả.

Trẻ rối loạn tiêu hóa do đâu?

Tiêu hóa là cả quá trình biến đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa rồi đi vào máu. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm xáo trộn quá trình này thì đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nếu cha mẹ thấy con có một số triệu chứng như đầy hơi, chán ăn, bỏ bữa, kèm các biểu hiện như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón...thì rất có thể trẻ đang gặp rối loạn tiêu hóa. Trước khi tìm giải pháp điều trị cho trẻ, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường bao gồm những nguyên nhân sau:

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho quá trình tiêu hóa, nhất là trong việc sản xuất men tiêu hóa. Thiếu hụt men tiêu hóa có thể gây ứ đọng thức ăn tại ruột và gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, tạo nên một vòng tròn bệnh lý.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa - Ảnh 1.

Thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến

Chế độ ăn uống không hợp lý

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chế độ ăn uống không khoa học như thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ, nhiều đường có thể gây rối loạn tiêu hóa. Một chế độ ăn uống cân đối, đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa của trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột

Sử dụng kháng sinh dài ngày có thể làm tăng nguy cơ loạn khuẩn đường ruột ở trẻ. Kháng sinh tuy có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng đồng thời cũng loại bỏ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng vi sinh vật và gây rối loạn tiêu hóa.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa - Ảnh 2.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị loạn khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh

Sức đề kháng yếu

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làm cho trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, gây ra rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Biện pháp hỗ trợ chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Mỗi độ tuổi của trẻ đều tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định, do đó, rối loạn tiêu hóa là điều khó tránh khỏi. Để đồng hành cùng con khôn lớn mỗi ngày, cha mẹ hãy chú ý những điều sau để giúp hỗ trợ con lấy lại được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo thức ăn của trẻ được chế biến và bảo quản sạch sẽ. Đồ dùng cá nhân và môi trường sống xung quanh bé cũng cần được vệ sinh thường xuyên, ngăn chặn sự lây nhiễm.

- Dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Chế biến các món ăn dễ tiêu hóa, ở dạng lỏng hoặc mềm để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ bị táo bón, cần tăng cường uống nước, ăn rau xanh và trái cây. Đối với trẻ bị tiêu chảy, bù nước cho con bằng dung dịch oresol để tránh mất nước.

- Hạn chế thực phẩm nhiều mỡ, đồ ăn nhanh: Tránh cho trẻ ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ như pizza, xúc xích, khoai tây chiên, những thực phẩm này có thể làm tăng áp lực lên đường tiêu hóa.

- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và luyện tập thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe và tăng đề kháng cơ thể. Hoạt động này cũng giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Những biện pháp này không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa - Ảnh 3.

Cha mẹ nên chú trọng vệ sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Men vi sinh Subatona - giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như giữ vệ sinh sạch sẽ và dinh dưỡng hợp lý,..., cha mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh Subatona để cung cấp lợi khuẩn cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

Subatona chứa tới 4 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis và Kẽm gluconate. Trong đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng sinh sôi và tạo thành lớp màng sinh học Biofilm. Lớp màng này đóng vai trò bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tác động của các tác nhân gây hại, từ đó giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, lợi khuẩn Bacillus clausii còn kích thích cơ thể tạo ra enzyme tiêu hóa, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và tăng cường quá trình hấp thu dưỡng chất.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa - Ảnh 4.

Bổ sung lợi khuẩn đem đến nhiều tác dụng hỗ trợ nổi bật trên hệ tiêu hóa

Đặc biệt, lợi khuẩn trong Subatona được bao vi nang bằng lớp polysaccharide có tác dụng kép: bảo vệ lợi khuẩn đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn. Nhờ đó, tạo môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn sống và phát triển, mang lại hiệu quả tác dụng cao.

Ngoài cung cấp hàm lượng lợi khuẩn để lấy lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, Subatona còn bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng là kẽm gluconate. Bởi kẽm là một vi chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Do đó, khi cha mẹ bổ sung lợi khuẩn cùng kẽm gluconate trong sản phẩm Subatona sẽ đem tới tác dụng 2 trong 1 giúp hỗ trợ con giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ rối loạn tiêu hóa - Ảnh 5.

Subatona bổ sung tới 4 tỷ lợi khuẩn cùng kẽm gluconate

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng đối với cơ thể, vậy nên cha mẹ hãy chú trọng đến sức khỏe tiêu hóa cho con. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hãy bình tĩnh xử lý và lựa chọn phương pháp phù hợp.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM KIM - KHANG

Địa chỉ: Tầng 5, Số nhà 173, Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam 

Điện thoại: 0913226219

Tin tài trợ

Thanh Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 38 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 23 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Top