Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đứa trẻ bơ vơ trong nhà của mình

Thứ hai, 09:25 15/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Giàng A Hương bẽn lẽn khi tôi nhắc tới bố mẹ em. Bố mẹ A Hương đang chạy trốn việc bị cưỡng chế vào trại cai nghiện. A Hương ở nhà cùng hai chị gái. Ngôi nhà gỗ rộng rãi của người Mông (bản Bó Nhàng, xã Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La) dường như lạnh lẽo hơn khi chỉ có ba đứa trẻ cùng chiếc tivi biết “nói tiếng người”…

Những đứa trẻ bơ vơ trong nhà của mình 1
Giờ tập thể dục của học sinh điểm trường Bó Nhàng 2.
Ảnh: Ngọc Hà
 
Những căn nhà lạnh lẽo

“Các em là người Mông, lại phải học tiếng Kinh, không khác gì bắt học thứ ngoại ngữ khác. Ở nhà bố mẹ ít khi đôn đốc học tập như dưới xuôi, nên bây giờ các em đọc thông viết thạo đã là mừng rồi”.

Cô giáo Trọng
Chủ nhiệm lớp của A Su

Giàng Thị Sao năm nay 15 tuổi, là chị cả của Giàng Thị A (14 tuổi) và Giàng A Hương (12 tuổi). Tuổi vị thành niên rồi nhưng trông chúng bé như cái kẹo. Bố mẹ của 3 chị em mắc nghiện khoảng 2 năm nay và đang sống ở một bản khác vì sợ bị bắt đi trại cai nghiện.

Hôm rồi, ba đứa sang thăm bố mẹ. Chúng kể, đi bộ sang đó mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, nói chuyện, chơi và ăn một bữa “cơm có thịt” với bố mẹ xong lại về. Giàng Thị Sao vừa kể, vừa nhanh chóng đi cời bếp đun nước. Em nhét một mảnh nhựa vào bếp làm mồi nhóm, mùi nhựa cháy khét lan ra cả phòng. A lấy chổi quét nhà còn A Hương ngồi trên giường, lặng im xem ti vi. Thi thoảng, ba chị em lại trao đổi bằng tiếng Mông và cười khúc khích.

Giàng Thị Sao cũng không biết bố mẹ nghiện gì và nghiện lâu chưa. Em kể: “Trước kia khi công an chưa tìm bắt, bố mẹ cứ chờ chúng tao ngủ hết rồi mới … “uống thuốc”. Tôi hỏi, bây giờ sang thăm có thấy bố mẹ còn “uống thuốc” nữa không,  Sao bẽn lẽn lắc đầu: “Tao cũng không biết”. Hỏi A Hương, bây giờ công an hỏi thì có chỉ chỗ bố mẹ không, A Hương rành rọt: “Không”.

Mẹ của Vàng A Su (8 tuổi, học lớp 2 điểm trường Bó Nhàng 2) là một phụ nữ Mông còn trẻ. Chị mới 31 tuổi, lấy chồng (lần đầu) từ năm 15 tuổi. Về nhà chồng, chị làm việc quần quật để có gạo ăn như bao phụ nữ khác. Ngày đẻ A Su, chồng chị bận… đi chơi. “Nó đi suốt đêm suốt ngày. Mình đẻ 3 hôm mới thấy nó về. Mình bảo mang cơm cho mình ăn. Nó không mang, nó còn đánh mình. Chỗ này. Chỗ này nữa”, chị chỉ vào mặt, vào chân. “Mình không thương nó nữa”, chị kết luận một cách tỉnh bơ.

Người chồng hiện tại của chị cũng đang ngồi tù vì tội đánh nhau, đã thụ án được 2 năm, chỉ còn 1 năm nữa. Mẹ A Su bảo: “Đợi chồng về rồi mình bỏ nó. Con thì mình nuôi một đứa, nó phải nuôi một đứa”.
 
Những đứa trẻ bơ vơ trong nhà của mình 2

Cô trò cùng đến trường.

Ám ảnh đói nghèo

Bố mẹ không ở nhà, Sao và A cho em đi học, còn mình đi làm kiếm tiền nuôi em. “Làm cái gì cứ có tiền thì làm”, Sao bảo vậy. Hàng ngày, hai chị em đi làm thuê trên nương rẫy, cũng tạm đủ tiền nuôi ba miệng ăn. Sao nói:  “Tao mà đi học nữa thì không có tiền mua gạo ăn”.

Giàng A Hương đã học lớp 1 tới năm thứ ba. Cô giáo Thủy, chủ nhiệm lớp của A Hương (thuộc điểm trường Bó Nhàng 2) cho biết em học kém, hay nghỉ học. Biết hoàn cảnh gia đình Hương không có bố mẹ, bên cạnh việc đôn đốc dạy bảo cô Thủy cũng hết sức thông cảm và quan tâm.

Vàng A Su trông nhỏ hơn Hương. Cô giáo Trọng, chủ nhiệm lớp của Su lắc đầu kể: “A Su lười học lắm. Mẹ nó không quản được. Lắm hôm đeo cặp đi tới trường đấy nhưng rồi dúi cặp vào một chỗ bỏ đi chơi”. Giở vở viết của A Su, mặc dù học tới lớp 2, nhưng đôi chỗ vẫn đầy lỗi chính tả ngây ngô.

Nhà A Su chẳng có gì. Đến cái tivi là thứ hầu hết các gia đình đều đã có mà nhà em cũng không. Mẹ A Su bảo, ngày thường đi làm nương cũng đủ ăn. Tháng vài lần thu hoạch chè, ít thì được 300.000-400.000 đồng, nhiều thì được 1 triệu đồng. Có tiền rồi thì mua thịt, trứng hoặc mì tôm ăn, không có tiền thì nấu cơm không ăn với gừng rang muối. Bao gạo với gói muối vừa được một nhóm từ thiện phát cho, chị bảo ăn được chừng 1 tuần tới 10 ngày.

Khi tôi hỏi có nhớ bố mẹ không, A Hương khe khẽ lắc đầu: “Hầu như tuần nào cũng đi thăm, nên không nhớ”. A Su thì im lặng không nói gì. Hai đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt hơn những bạn khác không thuộc diện học sinh học tốt trong lớp. Các cô giáo vẫn phải dành thêm buổi chiều thứ Ba và thứ Năm hàng tuần kèm cặp các em. Tuy vậy, về nhà các em chẳng mấy khi đoái hoài tới sách vở, nên rất khó tiến bộ.

Bảy giờ rưỡi, khi sương mù vẫn còn dày đặc đường đi, những cô bé cậu bé của điểm trường Bó Nhàng 2 đã tới lớp làm trực nhật. Trong sương mù bảng lảng, các em xếp hàng nghiêm trang, hát Quốc ca đầu tuần dõng dạc, dù còn ngọng líu ngọng lô. Đứa trẻ nào cũng cần một nền giáo dục tốt. Không hiểu những lớp sương bao phủ cuộc đời bé nhỏ của các em bao giờ sẽ tan? Và cho tới bao giờ, những ông bố bà mẹ kia biết được con cái họ đang sống thế nào, để mà quay đầu làm lại?
 
Những đứa trẻ bơ vơ trong nhà của mình 3
Giờ sinh hoạt đầu tuần.
 
“Cả bản có khoảng 100 hộ, từ ngày nhà nước triệt phá cây anh túc, số trường hợp bố mẹ đi tù, nghiện ngập đã ít đi rồi. Các trường hợp vi phạm pháp luật giờ cũng không còn nhiều như trước vì “dân trí đã cao lên”(?!). Các cháu nhỏ khi không có bố mẹ ở bên đều phải tự lập, đi làm kiếm tiền từ sớm. Người Mông có lệ chỉ canh tác một vụ một năm, hết vụ là thôi, đi kiếm việc khác chứ không thâm canh tăng vụ như người dưới xuôi. Có nhà đủ ăn, nhưng cũng không ít nhà thiếu đói”.            
 
Ông Vàng A Sanh 
Trưởng bản Bó Nhàng

Ngọc Hà

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top