Những hiểu lầm về vòng tránh thai
GiadinhNet - Chỉ trong đợt I Chiến dịch truyền thông dân số năm 2016 vừa qua, toàn TP Cần Thơ đã vận động trên 10.000 phụ nữ thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai để kế hoạch hóa gia đình. Điều này chứng tỏ vòng tránh thai là một biện pháp được khá nhiều người tin tưởng để thực hiện KHHGĐ. Tuy nhiên, theo một số cộng tác viên dân số: Một bộ phận phụ nữ vẫn còn tỏ ý e ngại với vòng tránh thai vì "nghe nói" có nhiều tác dụng phụ (?!). Các chuyên gia chia sẻ, thông tin này không hề chính xác, nhiều người chưa thật hiểu đúng về biện pháp này.

Không ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ
Chị Trần Hà Thảo (31 tuổi, sống tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) sinh con gái đầu lòng được tròn năm, chuẩn bị theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Chị đang phân vân lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, có tác dụng tránh thai lâu dài nhưng không ảnh hưởng đến nội tiết tố. Chị Thảo định chọn đặt vòng tránh thai, tuy nhiên, mẹ chị từng đặt vòng, lại bị tác dụng phụ là kỳ kinh kéo dài, lượng máu nhiều khiến chị lại ngại, bối rối không biết nên chọn biện pháp nào?
Còn chị Mai Thùy Quyên (35 tuổi, ở quận Bình Thủy) chia sẻ, chị cảm thấy "thoải mái" hơn khi chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Trước đó, chị Quyên đã từng thử các biện pháp khác như bao cao su, thuốc tránh thai nhưng cứ phập phồng sợ mang thai ngoài ý muốn.
Theo BS Nguyễn Thị Bé Năm, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, cùng với các biện pháp tránh thai hiện đại khác, thì vòng tránh thai phù hợp cho đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với hiệu quả cao, đặc biệt không ảnh hưởng nội tiết tố của chị em. Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như: Hiệu quả tránh thai cao từ 97% - 99%; thao tác đặt vào tử cung và lấy ra dễ dàng. Đặt một lần tránh thai nhiều năm (từ 8 - 10 năm); không ảnh hưởng đến chuyện ân ái. Các bà mẹ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ dùng vòng tránh thai không ảnh hưởng việc tiết sữa. Vòng tránh thai không ảnh hưởng việc quan hệ vợ chồng. Một điều được nhiều chị em quan tâm là chi phí thực hiện biện pháp tránh thai này tương đối rẻ (280.000 đồng/ca đặt vòng). Hiện nay, hai loại vòng thông dụng là Tcu 380-A và Tcu 375 (Multiload).
Thời gian thực hiện thủ thuật đặt vòng rất nhanh, không quá 5 phút. Chị em muốn đặt vòng, cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện, với cán bộ y tế được đào tạo kỹ năng. Trường hợp chị em vừa hút lấy thai, sau sạch kinh, lúc này cổ tử cung mềm hơn nên thủ thuật đặt vòng vào nhẹ nhàng hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ kinh. Sau đặt vòng, chị em cần nằm nghỉ tại chỗ khoảng nửa giờ và tuần lễ đầu nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ ; uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu đau bụng, chườm nóng bụng dưới (có thể dùng thuốc giảm đau thông thường); kiêng giao hợp trong một tuần. Tình trạng kinh nguyệt có thể bất thường trong 2 - 3 tháng đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường. Dấu hiệu thường gặp là lượng máu kinh người đặt vòng nhiều hơn bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe cũng như tinh thần. Tuy nhiên, nếu lượng máu kinh hàng tháng có kèm máu cục, chị em nên trở lại cơ sở y tế khám. Giai đoạn đầu đặt vòng, để dự phòng thiếu máu, chị em có thể uống thêm viên sắt mỗi ngày, chú ý chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: Rau dền, mồng tơi, gan động vật…
Đối tượng nào không nên đặt vòng tránh thai?
Về thời điểm đặt vòng, các chuyên gia khuyến cáo: Chị em có thể đặt bất kỳ ngày nào trong vòng kinh khi chắc chắn là không có thai; đặt sau khi sạch kinh (ngày kinh cuối cùng còn ra ít máu); đặt sau sinh 6 tuần (không cần chờ có kinh lại); ngay sau 6 tháng khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chưa có kinh trở lại; ngay sau khi hút lấy thai. Tuy nhiên, vòng tránh thai chống chỉ định đối với những trường hợp như: Rong kinh, lượng kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết chưa rõ nguyên nhân hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung; chị em mắc bệnh tim, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính; ung thư sinh dục; nghi ngờ có thai.
Trên thực tế, ngoài những chị em e ngại đặt vòng tránh thai do những thông tin truyền miệng về tác dụng phụ mà chưa hiểu toàn diện về biện pháp này, nhiều chị em đặt vòng tránh thai thời gian dài nhưng không kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Bên cạnh đó, chị em có thể tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Và bạn cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường, có thể vòng đã bị lệch chỗ. Còn nếu dây này biến mất, có thể vòng đã bị tuột. Nếu không thấy dây vòng, bạn hãy đến bác sĩ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.
So với các biện pháp tránh thai khác thì tránh thai bằng cách đặt vòng tránh thai có tỷ lệ rủi ro thấp nhất. Do vậy, không có gì đáng lo ngại khi bạn chọn tránh thai bằng phương pháp này. Trong quá trình đặt vòng nên đi khám bác sĩ kịp thời khi gắp các triệu chứng bất thường như: Dây vòng bị rơi, đau sau khi quan hệ tình dục, máu kinh ra nhiều và kéo dài, khí hư có mùi khó chịu, buồn nôn, sốt (trên 38oC), chậm kinh hoặc nghi có thai.
Theo chuyên gia sản khoa, chị em cần kiểm tra tình trạng vòng, tránh để hết hạn sử dụng, ảnh hưởng hiệu quả tránh thai. Cộng tác viên dân số cần tăng cường tuyên truyền cụ thể hơn về vòng tránh thai, ưu điểm và tác dụng có thể gặp phải, để chị em lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp, giúp việc KHHGĐ hiệu quả hơn.
Lưu ý khi đặt vòng
Trong tất cả các biện pháp tránh thai, vòng tránh thai được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, trước khi chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy tìm hiểu kỹ về những mặt lợi, hại của vòng tránh thai.
1. Lợi ích của việc đặt vòng tránh thai:
- Cho hiệu quả tránh thai 98 - 99%.
- Có hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài khoảng 5 năm (do đó nếu bạn còn trẻ hoặc chưa sinh con, nên sử dụng biện pháp tránh thai khác).
- Bền, thoải mái và dễ sử dụng.
- Ít tốn kém.
2. Những ai không nên sử dụng vòng tránh thai?
Những người mắc các bệnh sau không nên kế hoạch hóa gia đình bằng vòng tránh thai:
- Sau phá thai nhiễm trùng.
- Những người có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
- Người bị viêm cổ tử cung mủ nhầy.
- Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
- Lao vùng chậu.
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị
3. Trước khi đặt vòng phải làm gì?
Bạn sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa. Thời gian đặt vòng chỉ diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút.
4. Đặt vòng tránh thai khi nào là tốt nhất?
Thời gian đặt vòng tốt nhất là ngay sau khi gần hết kinh nguyệt, sáu tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi hút thai.
5. Sau khi đặt vòng bạn cần phải làm gì?
- Nghỉ ngơi. Sau khi đặt vòng bạn nên nằm yên nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không mang vác hay làm việc nặng ít nhất trong 1 tuần sau khi đặt vòng.
- Không ngâm mình trong nước lâu, ví dụ như tắm ao hoặc làm đồng
- Sau khi đặt vòng 2 tuần mới nên quan hệ tình dục
- Điều quan trọng là cứ mỗi 3 - 6 tháng, bạn nên đến để bác sĩ khám lại.
(Theo BS Song Hà - BV Phụ sản Trung ương)
Thu Sương

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 5 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.