Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những khoảng trống thầy Văn Như Cương để lại

Thứ tư, 17:22 11/10/2017 | Xã hội

Thần chết đưa được thầy ra khỏi thế giới này theo luật tử sinh cõi thế, nhưng không lấp đầy được khoảng trống thầy để lại.

Gần 20 năm dạy Văn ở trường Lương Thế Vinh, cô giáo Trịnh Thu Tuyết đã có nhiều kỷ niệm với thầy Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường.

Chúng ta hết thảy đều vô danh khi đến và đi khỏi cuộc đời này, chỉ khác nhau là có những sự vô danh vô nghĩa và những sự vô danh có ý nghĩa. Thầy Văn Như Cương là trường hợp thứ hai, sự ra đi của thầy tạo ra một khoảng trống không nhỏ cho cuộc đời, cho giáo dục.

Tôi gặp thầy cách đây 17 năm, khi lần đầu tới xin việc ở trường Lương Thế Vinh. Tôi đã thực sự ấn tượng trước cách nói chuyện giản dị, hóm hỉnh, thân tình và nhất là ánh mắt rất tinh sắc của thầy. Lúc đó, nghe nhiều về "tầm vóc" của ngôi trường dân lập đầu tiên trong cả nước kể từ sau năm 1975, tôi tới gặp thầy và nghĩ chắc sẽ phải qua những vòng khảo sát ngặt nghèo. Nhưng tôi ngạc nhiên vì cách thầy nhận lời không cần bất kỳ một thứ đơn từ, bằng cấp, hồ sơ hay lý lịch... Cũng không có dự giờ, dạy thử, chỉ vài câu chuyện bên tách trà.

Nhiều khi tôi cứ nghĩ có vẻ không khiêm tốn lắm, phải chăng chính ánh mắt tinh sắc của thầy đã nhìn thấy chút gì đó để tin một giáo viên vô danh như tôi? Và chính niềm tin ấy đã giữ cho tôi sự gắn bó thủy chung với trường suốt gần 20 năm qua, ngay cả khi đã tới tuổi vơi đi rất nhiều sức lực và không còn quá nặng nề về cuộc sống mưu sinh.

Từ kỷ niệm về cách tuyển giáo viên của thầy, tôi hay nghĩ về chữ "thật" trong cuộc sống, trong giáo dục, trong nghề nghiệp. Hãy nhìn nhận, đánh giá con người với năng lực, tâm hồn hay trí tuệ của họ từ những giá trị thực, cái thực không cần son phấn, tô vẽ, sắp xếp hay tạo dựng. Đó là điều dễ nói mà khó làm trong một thực tế xô bồ thực ảo, một thực tế ngập tràn sự cám dỗ của kim tiền và bằng cấp.

Tôi đã giới thiệu nối tiếp rất nhiều giáo viên tới thử sức, nhiều người dè dặt hỏi tôi những thủ tục vào trường. Nhớ lại lần gặp thầy đầu tiên, tôi khẳng định: "Hãy tới gặp thầy với hai bàn tay không và kèm theo niềm tin vào khả năng tự mình đứng được ở trường".

Gần 20 năm, tôi chưa bao giờ thấy thầy đặt ra một cách nặng nề những yêu cầu mang tính chất hành chính, thường rất khó tránh với giáo viên như sổ sách, giáo án, dự giờ... Nhưng qua giao tiếp, tôi nhận thấy thầy hiểu rất rõ từng giáo viên.

Một trong những quan điểm giáo dục rất nhân văn và thực tế, thầy đã tạo dựng cho trường thương hiệu "Hiệu quả giáo dục phải do chính đối tượng giáo dục đánh giá năng lực hay phẩm chất thầy cô ra sao, không nên dừng lại ở những sổ sách vô hồn, hay dự một giờ đã được chuẩn bị cả tháng cho bài biểu diễn 45 phút. Năng lực và phẩm chất ấy, hãy để cho học trò tự đánh giá. Học trò luôn công minh, tinh tường và nhất là không biết nói dối".

Dù là phó giáo sư hình học nhưng thầy có hiểu biết tinh tế và thấu đáo về văn chương. Khi ra đề thi thử đại học cho Lương Thế Vinh, nhiều lần tôi gặp những ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến khiến tôi ngạc nhiên. (Trong cuộc sống, chúng ta nhiều khi bối rối vì phải dùng những điều hiển nhiên tới sơ đẳng để phản biện lại những ý kiến biết chắc là không đúng). Khi ấy, thầy lại trở thành người thẩm định cuối cùng với một nhận xét giản dị và ngay lập tức giải tỏa mọi băn khoăn của người hỏi, bối rối của người nghe.

Những năm qua, rất nhiều lần tôi được thầy chia sẻ quan điểm về văn chương, giáo dục, thế sự và tất cả vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc sống xã hội. Tôi luôn ngạc nhiên và cảm phục trước sự thông tuệ và tâm huyết của thầy - người có sự nhạy cảm sâu sắc trước mọi nóng lạnh của thế sự, sự nhạy cảm không chỉ cần trí tuệ mà còn cần tấm lòng ưu thời mẫn thế với đời, với người.

Những câu nói của thầy đã thành slogan trên bạt ngàn trang báo; những chủ đề thầy đề cập tới trong các bài diễn văn khai trường đã trở thành cảm hứng cho nhiều đề văn nghị luận xã hội không chỉ giới hạn trong trường Lương Thế Vinh; những câu chuyện vui của thầy đã được truyền bá thành giai thoại...

Ở thầy, ngoài trí tuệ và tâm huyết, không thể không nhắc tới tấm lòng, điều còn lại khá hiếm hoi của ngày hôm nay. Chắc chắn đó sẽ là điều được nhiều thế hệ giáo viên và học trò chia sẻ. Riêng tôi, còn nhớ cách đây mấy năm, sau khi phải nghỉ cả năm học vì lý do sức khỏe, tôi trở lại dạy một lớp 12 ở trường. Một hôm đang ngồi trong phòng hội đồng, thầy bước vào, chào mọi người xong và đi rất nhanh về phía tôi. Thầy ngồi xuống, hỏi tôi những câu rất cụ thể, chi tiết về sức khỏe. Tôi cảm nhận được sự ân cần, nhân hậu trong ánh mắt và lời nói giản dị ấy. Tôi càng cảm động vì biết lúc ấy thầy cũng đang mang bệnh.

Hoặc có lần, tôi và gia đình gặp vận hạn, những vận hạn nhiều khi như một thứ phễu lọc ân tình, không ít người vui vẻ thân thiết lúc thường ngày, khi đó lại e dè thiết lập một khoảng cách an toàn. Lúc ấy, thầy tới ngồi nói chuyện, chia sẻ thân tình và cảm thông khiến tôi tin hơn vào những tiêu chí xác định giá trị đích thực của con người. Nhớ ánh mắt thầy lấp lánh hóm hỉnh khi nhắc tới thần chết, tôi nghĩ thần chết đưa được thầy ra khỏi thế giới này theo luật tử sinh cõi thế, nhưng ông ta không lấp đầy được khoảng trống thầy để lại.

Khoảng trống nói với cả thần chết và những người đang sống rằng, có một sự vô danh đã đi qua cuộc đời này, đã tồn tại nơi đây với trọn vẹn ý nghĩa, như một tia lửa đã cháy và sáng tới tận cùng.

0h27 ngày 9/10, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), qua đời sau ba năm chống chọi với bệnh ung thư gan, hưởng thọ 80 tuổi. Sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở Nghệ An, thầy Cương từng công tác tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh, là tiến sĩ toán học, phó giáo sư, chủ biên của hơn 60 đầu sách liên quan đến Toán.

Thầy Cương thành lập trường THPT Lương Thế Vinh năm 1989, là trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1975. Không chỉ là nhà giáo, nhà quản lý, thầy còn được biết đến với tài văn thơ, khả năng truyền lửa cho các thế hệ học trò và những phản biện sắc sảo trước các vấn đề nóng của giáo dục.

Lễ viếng thầy Văn Như Cương được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông lúc 10h30 ngày 12/10. Di hài thầy sẽ được đưa về Đài hóa thân hoàn vũ ở Văn Điển chiều cùng ngày.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 4 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top