Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những khoảnh khắc đau lòng của bác sĩ trẻ BV Bạch Mai

Thứ bảy, 17:00 27/02/2016 | Y tế

Chia sẻ của TS Phạm Cẩm Phương (sinh năm 1978), Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu -Bệnh viện Bạch Mai – gương mặt nữ bác sĩ duy nhất được trao giải Đặng Thùy Trâm của TP Hà Nội 2016.

Những đêm trực cùng mẹ và cú sốc của cô gái nhỏ

Điều gì đã khiến chị quyết tâm theo ngành y?

- Đó có lẽ là cái duyên. Mẹ tôi là dược sĩ, từng học Trường ĐH Dược Hà Nội sau về làm ở bệnh viện huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Bố tôi công tác xa. Còn mẹ tôi và hai anh em. Tôi chẳng thể quên những đêm cùng mẹ đi trực ở bệnh viện.

Tôi thấy thấu hiểu hoàn cảnh bệnh nhân, nhiều người bệnh cực kỳ vất vả khó khăn, thậm chí tổn thương lớn về mặt tinh thần.

Nhớ lắm một lần có cô trẻ được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, xung quanh nồng nặc mùi thuốc trừ sâu. Sau đó cô được bác sĩ rửa ruột, cấp cứu. Khi tỉnh lại cô kể về đời mình, về những biến cố khiến bản thân nghĩ quẩn, muốn từ bỏ cõi đời này.

Bác sĩ Phạm Cẩm Phương, BV Bạch Mai chia sẻ với phóng viên tối 25/2. (Ảnh: Văn Chung)
Bác sĩ Phạm Cẩm Phương, BV Bạch Mai chia sẻ với phóng viên tối 25/2. (Ảnh: Văn Chung)

Tôi nhớ khi đó cả ê kíp đã cùng ngồi nghe, hỏi chuyện thấu đáo và khuyên nhủ cô để cô hiểu được giá trị của sự sống, hiểu rằng giải pháp đó không phải sẽ kết thúc được tất cả. Sự động viên kịp thời đó đã khiến cô gái thức tỉnh, hứa sẽ không hành động như vậy nữa.

Tôi yêu và thần tượng những người như mẹ tôi và các y bác sĩ trong màu áo blue trắng.

Chẳng hiểu vì sao một cô nhóc mới học tiểu học như tôi khi ấy đã không còn sợ khi nhìn thấy các vết thương, vết máu như lênh láng của bệnh nhân. Tôi chỉ có khao khát được như mẹ dù biết công việc sẽ vất vả nhưng sẽ đem lại sự sống cho mọi người.

Vậy còn lựa chọn theo đuổi điều trị ung thư của chị xuất phát từ lí do nào?

- Lại là một kỉ niệm của cuộc đời tôi. Mẹ tôi vất vả nuôi hai anh em tôi, đến năm là sinh viên năm 4 Trường ĐH Y Hà Nội thì mẹ mắc bệnh ung thư

Một lần, sau khi mẹ tôi lên cơn co giật và được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh, tôi đưa bà đi khám bệnh và phát hiện, mẹ có một khối u trong não. Khi đó, gia đình chỉ có mẹ và hai anh em. Tôi cảm thấy rất sốc.

Đúng là bệnh ung thư có thể xảy ra với tất cả mọi người, không loại trừ bản thân tôi hay gia đình. Mỗi lần mẹ trải qua phẫu thuật là một lần tôi cảm thấy như dao cắt xé lòng

Mẹ qua đời 6 tháng sau đó. Nếu thời điểm hiện nay với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mẹ đã có thể duy trì cuộc sống dài hơn.

Tôi tự nhủ phải theo đuổi ngành y, điều trị về ung thư để làm sao làm sao phát hiện sớm ung thư, giúp người bệnh vượt qua nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần khi phải đối mặt với nỗi đau lớn này.

Giọt nước mắt bác sĩ trẻ

Gắn bó với công việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân ung thư hẳn chị có nhiều kỉ niệm. Chị có thể chia sẻ được không?

- Tới nay tôi đã có 10 năm công tác trong ngành. Kỉ niệm thì nhiều, có cả buồn cả vui.

Kỉ niệm vui nhất, chắc chắn là những lần chúng tôi phát hiện sớm và chữa được khỏi bệnh ung thư cho người dân. Dịp 27/2, lễ tết hay 8/3 tôi nhận được rất nhiều tin nhắn từ các bệnh nhân chúc mừng.

Hay như vừa qua chúng tôi có chương trình tình nguyện khám, sàng lọc bệnh ung thư vú cho người dân trên địa bàn thành phố đã phát hiện sớm 5 trường hợp. Ung thư càng phát hiện sớm và điều trị thì cơ hội chữa khỏi càng cao.

TS.BS Phạm Cẩm Phương là gương mặt nữ duy nhất trong danh sách 10 gương mặt được nhận giải Đặng Thùy Trâm năm nay.
TS.BS Phạm Cẩm Phương là gương mặt nữ duy nhất trong danh sách 10 gương mặt được nhận giải Đặng Thùy Trâm năm nay.

Kỉ niệm buồn là rất nhiều bệnh nhân ung thư hiện nay còn trẻ tuổi, có những người ở giai đoạn có thể điều trị được nhưng lại không có khả năng chi trả quá trình điều trị. Chúng tôi vẫn thường xuyên kêu gọi các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ họ để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất có thể.

Song buồn đau nhất là khi chứng kiến những em nhỏ vào điều trị tại đây. Với người lớn, nỗi đau thể xác qua những lần xạ trị đã là thách thức, với các em lại càng xót xa.

Mỗi lần nghe các con hỏi: 'Bác sĩ ơi, mắt con có sáng lại không? Khi nào con khỏi bệnh, khi nào con được trở lại đi học và vui chơi với các bạn? Tôi cảm thấy buồn và đau lòng lắm.

Tôi thường động viên các con và nói: Cô sẽ làm cho các con một mặt nạ siêu nhân và các con hãy nằm yên khi ở trong phòng máy một mình, không có bố mẹ ở bên cạnh để làm sao được điều trị tốt nhất.

Không để bệnh nhân bán hết nhà cửa, trâu bò vì ung thư

Gần đến 27/2, điều gì khiến chị vẫn còn trăn trở, day dứt vời nghề?

- Với người bệnh, ai cũng mong muốn làm sao sớm khỏi bệnh để về sinh hoạt bình thường. Với bệnh ung thư ước ao đó càng cháy bỏng, lớn gấp bội lần.

Ở VN, bệnh nhân khi biết tin mình bị ung thư thường có tâm lí chán chường, choáng váng. Cả gia đình và bản thân họ đều như vậy. Ung thư với nhiều người nghĩa là chấm hết. Họ phải chịu những đau đớn thể xác khi trải qua các đợt xạ trị, thậm chí suy kiệt cơ thể.

Vừa phải chống lại bệnh tật, đa phần người bệnh còn chật vật với nỗi lo lấy ai chăm sóc gia đình, làm sao có đủ điều kiện để theo đuổi quá trình điều trị.

Chúng tôi luôn cân nhắc và cố gắng giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và kinh tế của người bệnh. Về điều trị thì không chỉ có một phương pháp mà có nhiều phương pháp khác nhau như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nhắm trúng đích.

Không thể lựa chọn phương pháp quá đắt tiền để áp dụng cho những bệnh nhân có điều kiện kinh tế ở mức trung bình hoặc nghèo. Chúng tôi không thể để bệnh nhân bán cả nhà cửa, trâu bò, gà lợn để lấy tiền điều trị ung thư mà kết quả thì chỉ là kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Bởi bệnh ung thư không giống các bệnh cấp tính khác là điều trị ngày một, ngày hai mà nó phải là trường kỳ, với mục đích là kéo dài thời gian sống cho người bệnh cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh là chính.

Ngoài thuốc điều trị đích thì tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị như điều trị hóa trị, nội tiết, xạ trị... để giảm đau, giảm triệu chứng di căn não.

- Xin cảm ơn chị!

Theo Văn Chung (thực hiện)/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Top