Chứng kiến sự tận tâm cùng nụ cười thân thiện của những “lão y” đầu bạc dành cho bệnh nhân mới thấy họ đang chắt chiu sức lực để trở thành điểm tựa tinh thần cho nhiều người bệnh, nhiều gia đình…
Phòng khám của người nghèo
Buổi chiều cuối tháng 2, tại phòng khám nhỏ của mình, Tiến sĩ y học Nguyễn Văn Chương (85 tuổi) tất bật khám, chữa bệnh miễn phí cho người bệnh.
Phòng khám của ông nằm khép mình trong một con ngõ phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) với cái tên bình dị như cuộc sống của ông: "Chữa bệnh bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng lao động".
Ông tận dụng tầng 1 của căn nhà cũ nhỏ của mình được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước để làm nơi chữa bệnh. Dù với diện tích chỉ chừng 35m2 nhưng phòng khám của ông có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc trị liệu bệnh nhân.
Mặc dù đã ở tuổi 85, mái tóc bạc phơ, nhưng ông Chương luôn có dáng vẻ tinh anh, thanh thoát. Khoác trên mình chiếc áo blouse trắng quen thuộc, ông không ngừng xoa đôi bàn tay nhăn nheo của mình lên má bệnh nhân.
Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo hoặc không có khả năng lao động.
Thấy tôi chăm chú quan sát, ông bảo: "Bạn tôi đấy, đi chiến trường về bị ảnh hưởng dây thần kinh số 5. Trị liệu cho ông ấy, vừa dùng máy vừa dùng tay như thế này mới hiệu quả".
Sau giây phút hướng dẫn người bệnh tự trị liệu, ông dành thời gian ít ỏi của mình để trải lòng về phòng khám, về những bệnh nhân và cả những đau đáu của lòng mình.
Năm 1935, ông Chương chào đời trong một gia đình nghèo ở vùng chiêm trũng Thụy An (Thái Bình). Đến năm 1945, dù mới chỉ 10 tuổi nhưng cậu bé đã trăn trở với cái khổ của người dân trong cuộc sống thời chiến tranh loạn lạc. Và đây cũng chính là lý do khiến cậu bé 10 tuổi nuôi giấc mơ sẽ trở thành một bác sĩ… chỉ để chữa bệnh cho người nghèo.
Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương quan niệm, người nghèo càng cần một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Mặc dù tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa thuộc Đại học Y Hà Nội (năm 1959) nhưng người con quê hương Thái Bình lại lựa chọn và nghiên cứu sâu về vật lý trị liệu.
Chàng trai tuổi 25 khi ấy suy nghĩ: "Tất cả bệnh tật đều dẫn tới giảm chức năng bộ phận nào đó của cơ thể, khiến bệnh nhân mất khả năng lao động".
Những tháng ngày công tác ở miền núi, hải đảo với nhiều thiếu thốn, rồi ăn cùng, ngủ cùng những người công nhân làm việc tại các mỏ than, chứng kiến thương tật họ gặp phải trong khi làm nhiệm vụ, chàng thanh niên trẻ Thái Bình càng thấm thía những khó khăn mà họ phải trải qua và càng thêm quyết tâm theo đuổi lĩnh vực vật lý trị liệu.
Năm 1991, ông chính thức nghỉ hưu, đây cũng chính là thời điểm ông từ chối mọi lời mời của các bệnh viện lớn để trở về nhà và mở một phòng khám nhỏ của riêng mình - nơi người nghèo, người lao động, thương binh… được điều trị trong điều kiện tốt nhất, hiệu quả nhất có thể.
Người nghèo cần phương pháp chữa bệnh tiết kiệm nhất
Trong căn phòng khám bệnh nhỏ, ông bảo: "Người nghèo họ khổ lắm, nhất là những người thương binh. Họ làm gì đủ sức lao động mà lo cho cuộc sống và gia đình. Với người khỏe mạnh cũng vậy nhưng khi họ không còn khỏe mạnh nữa, thì chắc chắn họ sẽ không đủ sức lực làm việc, thậm chí, để có được điều đó thì cũng có nguy cơ tốn nhiều tiền hơn (?)".
Khi câu nói của ông chưa dứt thì một người phụ nữ trung tuổi kéo gạt cửa kính bước vào.
"Chào ông, con tới rồi", người phụ nữ trung niên cất tiếng.
Bà là Hoàng Thị Ngát, 54 tuổi, quê ở Vũ Thư, Thái Bình. Sau nhiều năm chữa trị thoái hóa cột sống bất thành, bà Ngát được giới thiệu đến phòng khám của ông Chương.
Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương đang điều trị cho bệnh nhân Hoàng Thị Ngát bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Bà Ngát chia sẻ: "Con gái tôi ở trên này. Tôi đi làm thêm nhưng bệnh người già, làm nhẹ nhàng cũng bị đau lưng. Mỗi lúc đau thì không đứng không đi được. Khi cùng con gái đến thuê nhà trọ ở khu đường Hoàng Hoa Thám, tôi được chính bà chủ nhà mách về với ông Chương. Sau 4 buổi trị liệu, tôi chưa giảm nhiều nhưng dễ chịu hơn, đỡ đau và tối ngủ ngon hơn. Như hôm vừa rồi, sau khi chữa về, tôi đi bộ được khoảng 2km, trong khi những ngày đau, tôi chỉ đi được mấy chục mét".
"Tôi đi bán hàng ở chợ nên thường xuyên làm việc nặng. Bệnh tật trong người, mệt lắm cô ạ" – vừa nói, bà Ngát vừa kéo chiếc khẩu trang xuống cằm và xoay người sang phía ông Chương, tiếp: "Ông ơi, nay con dùng máy nào trị liệu nhỉ?".
Mặc dù đã ở tuổi trung niên nhưng bà Ngát vẫn xưng con, gọi bác sĩ Chương là ông một cách thân thiện như thế.
Ông Chương cũng thích cách gọi này, bởi nó khiến ông gần gũi với bệnh nhân của mình hơn. Đây cũng là cái tâm, cái tình của người bệnh, như để thể hiện sự biết ơn người bác sĩ già đã tròn 30 năm chữa trị với từng bệnh nhân nghèo.
Ông quan niệm, với người nghèo, người ít hoặc không có khả năng lao động thì càng cần có một phương pháp chữa bệnh tiết kiệm nhất. Cũng chính bởi quan niệm đó, trong cuộc đời làm nghề của mình, ngoài những thời gian chữa bệnh, ông luôn tìm tòi, nghiên cứu và cập nhật tài liệu mỗi khi có thời gian, để có những phương pháp chữa trị đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất cho người bệnh.
Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương luôn nghiên cứu và cập nhật tài liệu mỗi khi có thời gian, để có những phương pháp chữa trị đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất cho người bệnh.
Nỗi lo người kế cận phòng khám
"Tôi và các đồng nghiệp chỉ lo rằng, đến một ngày, khi tất cả đều không thể cưỡng lại được số mệnh thì ai sẽ là người kế cận phòng khám miễn phí này" – bà Trương Thị Hội Tố (87 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) nói về phòng khám 0 đồng của bà và những người bạn.
Cũng có quan điểm phục vụ người nghèo, người không có khả năng lao động như Tiến sỹ Y học Nguyễn Văn Chương, bà Trương Thị Hội Tố và những người bạn đã thành lập "phòng khám 0 đồng", tại trụ sở Hội Chữ thập đỏ phường Giáp Bát (ngõ 119 đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội).
Nơi đây đã mang cơ hội khám bệnh miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân, đặc biệt là những người cao tuổi.
Chính quyền phường và người dân trên địa bàn rất trân trọng việc làm này của các "lão y".
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó Chủ tịch UBND phường Giáp Bát
Ở cái tuổi "gần đất xa trời", bà Tố và những người bạn thấy day dứt: "Rồi một ngày kia chúng tôi cũng ra đi, mà phòng khám thì chưa có người kế cận. Tôi sợ là phải đóng cửa mất. Lúc ấy, ai sẽ giúp đỡ những bệnh nhân nghèo? Chúng tôi chỉ muốn, những bác sĩ đã về hưu, nếu có thể, hãy thay thế chúng tôi duy trì những phòng khám 0 đồng như thế này".
Xuất phát từ cái tâm của nghề, 28 năm qua, bà Tố cùng 3 bác sĩ, y tá già đã cùng nhau khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn người dân. Đây không chỉ là khám, chữa bệnh mà còn là nơi đem lại niềm vui, tiếng cười, sức khoẻ cho mọi người.
Nhìn những hành động, cử chỉ và nụ cười thân thiện dành cho mỗi bệnh nhân, mới thực sự cảm nhận hết tấm lòng y đức cao cả của những "lão y" đầu bạc. Họ là những người đang gạn chắt chút sức lực còn lại, để trở thành điểm tựa tinh thần cho từng bệnh nhân, từng gia đình mỗi khi tìm đến đây…
Bảo Loan Hoàng Việt
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 22 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.