Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những loại thuốc bà bầu cần uống để sinh con không dị tật

Thứ ba, 07:15 06/01/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Canxi, sắt và acid folic (hay còn gọi là folat) là dưỡng chất không thể thiếu với phụ nữ mang thai giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non và khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.

 

Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng.
Ảnh: T.L
Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng. Ảnh: T.L

 

Thai nhi có nguy cơ nứt đốt sống và não úng thủy vì thiếu acid folic

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), acid folic có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Hậu quả của thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu; Nguy cơ sẩy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân; Có thể gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).

Nứt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng thông thường nhất là ở dưới thắt lưng và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào số lượng mô thần kinh bị phô bày. Triệu chứng của tật nứt đốt sống có thể là liệt 2 chân, tiêu, tiểu không kiểm soát được hay não úng thủy (não có nước). Sự không hoàn thiện của ống thần kinh (ống thần kinh đóng không kín) xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai. Do vậy phải bổ sung acid folic trước khi thụ thai thì mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Những nghiên cứu lớn trên thế giới trong vòng 30 năm trở lại đây ở Anh, Hungary, Trung Quốc… chứng minh rằng nồng độ đủ cao của acid folic trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường. Những bà mẹ có nồng độ acid folic trong máu thấp có nhiều nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống.

Nhu cầu trung bình của người trưởng thành khoảng 180-200mcg/ngày. Khi mang thai, nhu cầu này tăng lên khoảng 400mcg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Ngoài ra còn cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN); Acid Ribo Nucleic (ARN); và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; Và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic. Những thực phẩm giàu acid folic là gan động vật (bò, gà, lợn); rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh...

Uống sắt từ khi mang thai đến sau khi sinh một tháng

Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, chương trình chăm sóc thai sản đã bổ sung thuốc chứa sắt cũng như hướng dẫn cho thai phụ một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng.

Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1- 2 giờ và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra Colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).

Phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều: 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Dễ xốp xương vì thiếu canxi

Một thai phụ cần 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.

Vì xương là mô sống nên hàng ngày canxi đều lắng đọng và thoát khỏi bộ xương nên rất cần canxi. Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Trong trường hợp canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu vitamin D) hoặc do lượng đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.

Tuy nhiên, một số thực phẩm có chứa oxalat và các loại hạt ngũ cốc chứa phytat, cả hai loại này gắn kết với canxi và sắt làm hạn chế một phần sự hấp thu của hai loại chất khoáng này. Vì thế, cũng như sắt thì nên uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này. Ngoài ra, có thể bổ sung từ những thực phẩm như sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ ăn cả xương.

 

Tất cả các bà mẹ đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể họ bao nhiêu tuổi, họ có con lần đầu hay đã có nhiều con khỏe mạnh, ngay cả khi sức khỏe của chính bà mẹ rất tốt. Tuy vậy, có một số bà mẹ bắt buộc phải theo chế độ bổ sung acid folic chặt chẽ như sau:

- Tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đối, nghèo vi chất dinh dưỡng.

- Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, lo lắng hoặc chán ăn.

- Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.

- Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh trầm trọng.

- Phụ nữ đẻ dày, có nhiều con, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, do vậy rất cần đủ acid folic trước khi thụ thai.

- Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.

- Nghiện rượu hay thuốc lá.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Chi Lan 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 8 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Top