Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý của bác sĩ để trẻ không tử vong vì sốt xuất huyết

Thứ ba, 11:00 01/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - Sốt xuất huyết (SXH) hiện đã lan rộng ra 61/63 tỉnh, thành trong cả nước. Số người mắc bệnh này đã lên xấp xỉ 60.000 người với 18 ca tử vong, trong đó có 4 ca là trẻ em (đều ở TPHCM). Tại Hà Nội, dù chưa có bệnh nhi nào tử vong vì SXH nhưng các bác sĩ cũng có nhiều lưu ý đề phòng hậu quả đáng tiếc.

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: V.T
Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: V.T

Bé 1 tuổi tử vong vì SXH

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, thành phố này vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi tử vong vì SXH. Đó là một bé gái 1 tuổi, trú tại phường 26, quận Bình Thạnh. Quá trình mắc bệnh, người nhà đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được chẩn đoán mắc SXH. Sau một tuần điều trị nhưng không chuyển biến tích cực, bệnh nhi đã tử vong. Đây là bệnh nhi thứ 4 tử vong vì SXH tại TPHCM trong tổng số gần 11.000 ca mắc SXH được ghi nhận. Trước bé gái này, đã có 3 bệnh nhi khác tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - nơi ghi nhận mỗi ngày tới hơn 100 ca đến điều trị vì SXH.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay, các bệnh nhi đã nhập viện điều trị SXH trong năm nay phần lớn đều có triệu chứng của xuất huyết, bị giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu hoặc nặng hơn là bị sốc.

“Triệu chứng sốc ở trẻ là lừ đừ, bứt rứt, mệt mỏi, tay chân lạnh và tụt huyết áp. Trong trường hợp chậm trễ điều trị sẽ không đo được huyết áp”, BS Minh Tuấn nói. BS Minh Tuấn cho biết thêm, triệu chứng nhận biết trẻ mắc SXH là khi thấy trẻ đang chơi khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao (thấy mặt đỏ, sờ trán hâm hấp), uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại, thậm chí lả người đi. Quan trọng hơn, 2-3 ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như các triệu chứng cảm cúm, sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện lấm tấm đỏ ở da, chảy máu cam hoặc rỉ máu chân răng, máu mũi, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen. Riêng với các bé gái có thể xuất huyết âm đạo. Nếu bị nặng, trẻ có thể bị suy đa cơ quan, suy hô hấp, tổn thương não. Tuy nhiên, có trường hợp vì cha mẹ chủ quan, nên khi nhập viện đã sốc rất nặng, xuất huyết tiêu hóa. Nhưng cũng có trường hợp đến rất sớm nhưng vẫn không cứu được, bởi trẻ có những bệnh mãn tính hay có vấn đề về tiểu cầu.

"Đến sớm chỉ có thể hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong. Cách tốt nhất là phòng bệnh sớm, chăm sóc chu đáo và theo dõi kỹ càng cho trẻ", BS Minh Tuấn khuyến cáo.

Không tự ý hạ sốt, không chích nặn máu

Vì biểu hiện ban đầu của bệnh SXH khá giống với một số loại bệnh do nhiễm virus khác (sốt virus, cảm cúm...) thông thường với triệu chứng sốt, mệt mỏi... nên nhiều người vẫn tự điều trị cho con bằng cách tự ý hạ sốt bằng nhiều loại thuốc và hạ sốt liên tục.

Theo TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, đây là quan niệm sai lầm. Với SXH, tuyệt đối không được dùng thuốc nhóm aspirin, ilbuprofen vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm vào trán, nách, bẹn háng để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Tuyệt đối không chườm nước đá lạnh vì có thể gây co mạch rất có hại.

Còn theo BS Nguyễn Minh Tuấn, thuốc quá liều hay quá mạnh có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan. Người lớn cũng không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng điều trị với bệnh SXH mà chỉ làm trẻ mệt thêm.

Các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không chích nặn vết phát ban, xuất huyết của trẻ với lý do "nặn máu độc" ra. Đây là cách giết người bệnh nhanh nhất vì virus Dengue gây ra rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu, không những không hạ được sốt mà còn gây chảy máu khó cầm, dẫn đến mất máu, nhiễm trùng rất có hại. Ngoài ra, việc kiêng tắm, kiêng ăn cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc SXH kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn vì mệt mỏi do mồ hôi, vi khuẩn. Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch...

Ngoài ra, một tình trạng dễ gặp khác là nhiều gia đình khi thấy con em ăn uống kém, sốt cao mất nước, đã vội truyền dịch khiến cơ thể các em phù nề, sau dẫn đến suy hô hấp. Trong khi đó, cha mẹ cần khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.

Các loại nước mà trẻ có thể dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước lọc, nước Oresol. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán. Không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước trái cây sẫm màu, nước củ dền, dưa hấu...

Khi bị sốt kèm theo những triệu chứng khó chịu trên, trẻ thường sẽ quấy khóc và không chịu ăn. Lúc đó, bố mẹ hãy cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại… Bố mẹ cần tránh cho con ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ vì trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu. Không ăn tiết canh động vật vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hóa.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu sau: Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh; buồn nôn và nôn; đau bụng. Trẻ bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen.

(Nguồn: Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương)

Theo Sở Y tế Hà Nội, tuần qua (từ 24-30/7), Hà Nội ghi nhận hơn 2.300 ca SXH, nâng tổng số ca mắc bệnh này từ đầu năm đến nay lên gần 9.000 ca, với 4 trường hợp tử vong. Nếu các tuần trước, "lõi dịch" tập trung ở các quận trung tâm thành phố thì tuần qua, các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Thường Tín... cũng ghi nhận hàng trăm ca mắc mới.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top