Những lưu ý khi bọc răng sứ?
Bọc răng sứ đem đến hàm răng trắng sáng, đều, đẹp tự nhiên, lâu dài... Vậy, trước và sau khi bọc răng sứ cần lưu ý gì?
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là một kỹ thuật nha khoa phổ biến, là giải pháp để làm đẹp cho hàm răng, đồng thời cải thiện những khiếm khuyết, khuyết điểm ở răng. Bọc răng sứ cũng giúp phục hồi khả năng ăn nhai tốt, khắc phục một phần tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn.
Bọc răng sứ thường dùng trong các trường hợp: Mất răng, răng khấp khểnh, răng thưa, răng ố vàng…
Hiện nay, có 2 phương pháp làm răng sứ:
- Bọc sứ: Phương pháp này sử dụng răng sứ để chụp lên trên răng thật.
- Dán sứ: Đây là phương pháp sử dụng mặt dán làm bằng lớp răng sứ mỏng nguyên khối có hình dáng và kích thước như răng thật dán lên mặt trước của răng.

Bọc răng sứ giúp cải thiện những khiếm khuyết, khuyết điểm ở răng.
2. Ưu và nhược điểm của bọc răng sứ
Bọc răng sứ có nhiều ưu điểm : Tính thẩm mỹ, độ bền cao, răng sứ không bị ố vàng và khả năng chịu lực tốt.
Nhược điểm:
- Giảm độ nhạy cảm của răng.
- Răng dễ tổn thương, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng/bị va đập.
- Răng sẽ không còn khoẻ như trước, dễ ê buốt, đau nhức, nhất là khi ăn uống hoặc đánh răng.
- Răng thật bị xâm lấn có thể dẫn tới sai lệch khớp cắn, rối loạn khớp thái dương hàm.
- Có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng nếu mài răng không đúng kỹ thuật.
- Tuổi thọ của răng sứ không cao như răng thật.
3. Những ai có thể bọc răng sứ?
B ọc răng sứ thường dùng trong các trường hợp:
- Răng bị sứt mẻ.
- Răng thưa, hở kẽ.
- Răng khấp khểnh nhẹ.
- Kết hợp phục hình cấy implant …
Ngoài ra để thẩm mỹ cho răng, nhiều người cũng lựa chọn bọc răng sứ.
4. Độ bền của bọc răng sứ?
Có nhiều loại răng sứ với chất liệu, độ bền và giá thành khác nhau: Răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý, răng toàn sứ. Trung bình tuổi thọ của răng sứ khoảng 10 đến 15 năm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể bền đẹp lên tới hơn 20 năm.

Nếu được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể bền đẹp lên tới hơn 20 năm.
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào:
- Tình trạng răng khi bọc răng sứ, răng càng khỏe thì độ bền càng lâu.
- Chất lượng răng sứ.
- Kỹ thuật trồng răng sứ.
- Chế độ chăm sóc sau bọc răng sức.
5 . Những lưu ý khi bọc răng sứ thẩm mỹ
Trước khi bọc răng sứ:
- Tìm hiểu kỹ về ưu nhược điểm của bọc răng sứ.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt.
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín .
- Lựa chọn răng sứ phù hợp.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Sau khi bọc răng sứ:
Sau khi bọc răng sứ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những nguy cơ có thể xảy ra nếu chăm sóc răng sứ sai cách. Trong đó, có thể gặp:
- Răng sứ bị hở, bung tuột, rơi ra ngoài khi ăn nhai.
- Hôi miệng sau bọc răng sứ.
- Răng thật nhạy cảm, yếu đi.
- Răng thật bị sâu răng, viêm tủy tái phát.
Ngoài ra, để tăng độ bền răng bọc sứ, cần lưu ý:
- Ăn thức ăn mềm, không quá cứng hoặc dai.
- Không ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
- Loại bỏ mảng bám trên răng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách 2 lần/ngày; dùng bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng chứa flour.
- Hạn chế uống nước có gas hoặc có màu.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Không hút thuốc lá.
- Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.