Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người 'khó' mắc ung thư thường có chung 6 sở thích, ai học theo sớm thì hưởng lợi sớm

Thứ ba, 12:13 27/08/2024 | Bệnh thường gặp

Sự khác biệt giữa người khỏe mạnh và người mắc ung thư đôi khi chỉ là những hành vi, sở thích nhỏ nhặt trong lối sống hàng ngày.

Nếu như những người dễ mắc bệnh, tuổi thọ ngắn thường có nhiều thói quen xấu giống nhau trong ăn uống, sinh hoạt… thì người “khó” mắc ung thư cũng vậy. Bởi vì sau khi loại bỏ các yếu tố bất khả kháng như di truyền, đột biến gen… thì lối sống hàng hàng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người có khỏe mạnh, dễ mắc ung thư hay không.

Sau đây là 6 sở thích phổ biến nhất ở những người “khó” mắc ung thư và tin mừng là hầu hết chúng ta đều có thể học theo:

1. Thích vận động

Những người vận động thường xuyên, yêu thích thể dục thể thao sẽ ít có khả năng mắc bệnh ung thư, khỏe mạnh và sống thọ hơn. Điều này đã được khoa học chứng minh.

Những người 'khó' mắc ung thư thường có chung 6 sở thích, ai học theo sớm thì hưởng lợi sớm - Ảnh 1.

Người "khó" mắc ung thư thường thích vận động, hướng tới sự đều đặn hơn là cường độ (Ảnh minh họa)

Bởi vận động thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện huyết áp, tăng cường miễn dịch mà còn ngăn chặn sự khởi đầu của một số bệnh - bao gồm cả ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, vận động thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc ít nhất là 7 loại ung thư. Bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2021 trên tạp chí Medicine & Science In Sports & Exercise của Hoa Kỳ, tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giải phóng "vũ khí bí mật" giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư từ bên trong cơ thể.

2. Thích ăn thực phẩm kháng viêm

Viêm là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy ung thư. Vì vậy, những người thích ăn nhiều thực phẩm chống viêm sẽ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Bản thân những thực phẩm có khả năng kháng viêm cũng giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ miễn dịch, góp phần vào ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Có thể kể tới các chất chống oxy hóa, chống viêm phổ biến như carotenoids (beta-carotene, lycopene, lutein,…) retinol, α-tocopherol, polyphenols (flavonoids, anthocyanin, axit phenolics, tannins)... Chúng có nhiều trong: quả bơ, táo, trà xanh, rau họ cải, quả mọng, khoai tây, nấm, cà chua, các loại đậu…

Nhưng cùng với việc ăn nhiều thực phẩm kháng viêm thì bạn phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh. Nổi bật như cân bằng giữa protein (cả protein động vật và thực vật) với rau củ, chất xơ. Chế độ ăn ít muối, kiểm soát đường, hạn chế dầu mỡ, ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa cũng không ăn khuya hay ăn quá nhiều, tránh xa rượu bia và thuốc lá…

3. Thích suy nghĩ theo hướng tích cực

Bởi VÌ lạc quan, tinh thần luôn tích cực được khoa học chứng minh là hệ miễn dịch tế bào trở nên mạnh hơn, phản ứng hiệu quả hơn khi gặp virus hoặc vi khuẩn. Ngược lại, khi sự lạc quan giảm, hệ miễn dịch của người đó giảm theo và dễ mắc cũng như tế bào ung thư lan ra nhanh hơn.

Những người 'khó' mắc ung thư thường có chung 6 sở thích, ai học theo sớm thì hưởng lợi sớm - Ảnh 3.

Người lạc quan, suy nghĩ tích cực cũng thường khỏe mạnh, sống lâu hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, những người lạc quan thì lối sống họ có xu hướng lành mạnh hơn. Họ ăn nhiều rau củ, trái cây, tập thể dục đều đặn hơn và ít hút thuốc, uống rượu bia hơn người bi quan. Những thói quen lành mạnh này giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và ung thư.

4. Thích kiểm soát cân nặng

Những người thích và luôn giữ cho cân nặng của mình ở mức an toàn, ổn định sẽ “khó’ mắc ung thư hơn. Ngược lại, người thừa cân hay béo phì, cân nặng thay đổi liên tục sẽ có sức khỏe kém và dễ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ công bố, trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 17 loại ung thư khác nhau. Có nhiều cách mà thừa cân, béo phì tác động tới nguy cơ mắc ung thư. Trong đó, nổi bật nhất là chất béo dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ viêm và sự phát triển của tế bào cũng như mạch máu.

Chất béo dư thừa còn ảnh hưởng đến khả năng sống lâu hơn bình thường của tế bào. Nó cũng làm rối loạn hormone, suy giảm hệ miễn dịch, tăng mức độ insulin và yếu tố tăng trưởng insulin-1 (IGF-1)...

5. Thích ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Thức khuya, thiếu ngủ kéo dài là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn tới nhiều căn bệnh ung thư. Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutch (Hoa Kỳ) cho biết, những người thức khuya có mức độ tự sửa chữa tổn thương DNA rất thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với những người ngủ vào ban đêm.

Nghĩa là thức khuya có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng có thể làm rối loạn cơ chế tự điều hòa của cơ thể. Lúc này, cơ thể mất đi khả năng tự sửa chữa những rối loạn về mặt tế bào, là tiền đề hình thành những tổn thương tiền ung thư. Chưa kể, những người không thức khuya, ngủ đủ giấc cũng thường có trạng thái tinh thần tốt hơn. Trong khi đó, đây cũng là yếu tố làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Những người 'khó' mắc ung thư thường có chung 6 sở thích, ai học theo sớm thì hưởng lợi sớm - Ảnh 5.

Ngủ sớm, dậy sớm và ngủ đủ giấc giúp tăng cường miễn dịch, phòng nhiều bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

Vì vậy, sở thích quan trọng của những người “khó” mắc ung thư là ngủ sớm và ngủ 6 - 8 tiếng một ngày. Họ cũng thường ngủ và dậy cố định vào một khoảng thời gian, 80% thời gian ngủ vào ban đêm.

6. Thích thăm khám sức khỏe định kỳ

Các chuyên gia khẳng định rằng, dù có tiền sử gia đình mắc ung thư hay không, những người thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp họ hiểu rõ cơ thể. Từ đó điều chỉnh được lối sống lành mạnh hơn, chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân hơn.

Đặc biệt, thói quen này giúp tăng khả năng tìm thấy những tổn thương của tế bào hay dấu hiệu bất thường của cơ thể càng cao. Nhất là tìm thấy tổn thương tiền ung thư, có thể giảm thiểu nguy cơ chuyển hóa thành ung thư. Đồng thời phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn các bệnh ung thư.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, webMD

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn bánh trung thu thừa nhận mắc sai lầm này

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn bánh trung thu thừa nhận mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông thừa nhận mình từng có tiền sử bị sỏi mật và viêm túi mật, cũng từng gặp rắc rối vì tăng mỡ máu. Không ngờ chỉ vì 4 chiếc bánh trung thu đã khiến ông gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Người đàn ông đột tử sau khi thức dậy: có 5 việc tuyệt đối không làm ngay

Người đàn ông đột tử sau khi thức dậy: có 5 việc tuyệt đối không làm ngay

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Buổi sáng, đặc biệt là sáng sớm hoặc những ngày trời lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột tử do nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... tăng cao.

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 với mưa lớn kèm theo nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng. Nguy cơ phát sinh bệnh tật và ngộ độc thực phẩm sau lũ lụt rất cao.

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ… Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư sau tuổi 40

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau bụng sau ăn, đại tiện bất thường là các dấu hiệu cảnh báo đại tràng đang gặp trục trặc, thậm chí ung thư.

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được?

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Vì thế việc vệ sinh an toàn thực phẩm cần được lưu tâm.

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, cay hoặc nhiều đường có thể gây đau dạ dày. Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể giúp làm giảm chứng của đau dạ dày.

Lưu ý sử dụng insulin điều trị đái tháo đường

Lưu ý sử dụng insulin điều trị đái tháo đường

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu không nắm rõ cách dùng có thể dẫn tới sử dụng sai, dễ gây tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết...

Người Việt có 1 thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Người Việt có 1 thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Các nhà khoa học quốc tế chỉ ra thói quen ngủ này của người Việt có thể cải thiện kỹ năng vận động, tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo.

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thần kinh tương đối chậm nên không cảm nhận được cơn đau và không đi khám kịp thời.

Top