Những phát hiện về bệnh phong nhiều người chưa biết
GiadinhNet - Bệnh phong ("Leprosy" hay còn gọi là bệnh cùi) là một bệnh nhiễm trùng hệ thống mạn tính do trực khuẩn phong gây ra. Bệnh phong có thể gây ra các triệu chứng liệt cơ chân, cơ tay và mất cảm giác trên các vùng da, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay căn bệnh này ít cực đoan hơn và hoàn toàn có thể điều trị được.
Những năm 50 - 60 của thế kỷ 20, căn bệnh phong (hủi) gây ra nỗi sợ kinh hoàng, gieo rắc chết chóc và nỗi đau li tán với nhiều gia đình. Đây đó vẫn còn những câu chuyện đau lòng, những hoàn cảnh éo le mà nguyên nhân cũng từ căn bệnh quái ác này. Những số phận không may mắc phải căn bệnh phong, họ phải đối diện với “bản án” khắc nghiệt, bị mọi người ruồng bỏ, xa lánh, họ gần như bị “tẩy chay” khỏi cuộc sống. Người mất bố mẹ, người mất con, tàn nhẫn hơn có người có gia đình nhưng không dám nhận, phải bỏ xứ mà đi biệt tích. Hiện nay, bệnh phong vẫn tồn tại và là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình.
Những sinh vật hình hình que này chính là khuẩn M. leprae
Chính vì nỗi sợ ấy nên nhiều người vẫn có những lầm tưởng về bệnh phong. Hãy cùng tìm hiểu một số phát hiện về bệnh phong dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư. Bà có 2 anh trai là Robert và William và một cô em gái Addie. Ông nội của bà là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng nên gia đình được hưởng một cuộc sống đầy đủ.
Ball học tập rất xuất sắc tại trường Trung học Seattle và tốt nghiệp năm 1910. Bà là người Mỹ gốc Phi đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng thạc sỹ hóa học từ đại học Hawaii (nay là đại học Hawaii).
Thật không may, bà qua đời khi còn quá trẻ, ở tuổi 24. Trong suốt quãng đời ngắn ngủi, bà đã không nhận thấy hết những tác động mạnh mẽ từ phát minh khoa học của mình. Nhiều năm sau khi qua đời, những công lao của bà mới được ghi nhận xứng đáng.
Là một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, Ball đã làm việc rất cần mẫn để phát triển một phương pháp điều trị thành công cho những người mắc bệnh phong. Nghiên cứu của bà đã giúp tạo ra phương pháp điều trị bệnh phong đầu tiên bằng cách sử dụng dầu từ cây đại phong tử. Cho đến lúc đó, loại dầu này chỉ được sử dùng như một loại thuốc bôi trong nền y học Trung Quốc và Ấn Độ.
Ball đã tách thành công dầu thành các thành phần axit béo có trọng lượng phân tử khác nhau cho phép pha trộn trộn dầu thành một dạng hòa tan cùng với nước. Sự chính xác và khắt khe trong nghiên cứu và thao tác của bà đã tạo ra một phương thuốc tuyệt vời để giảm bớt các triệu chứng bệnh phong, mà sau này được gọi là "Phương pháp Ball". Phương pháp này đã được sử dụng cho hàng nghìn người bị nhiễm bệnh trong hơn 30 năm cho đến khi các thuốc sulfone được đưa vào sử dụng.
Với sự thành công của phương pháp này, các bệnh nhân phong từ khắp các bệnh viện và cơ sở trên toàn cầu, đã được trở về nhà khi không còn các triệu chứng bệnh.
Loài Tatu có thể mắc bệnh phong
Lý do giải thích rằng tại sao các trường hợp mắc bệnh phong lại phổ biến hơn ở một số khu vực trên thế giới - là do một loài động vật được xác định sinh sống tại các khu vực đó. Con "nine-banded armadillos" (dasypus novemcinctus) - một loài động vật hữu nhũ có lớp vỏ dày ở bên ngoài, còn được gọi là con tatu.
Thực tế, loài động vật armadillo là vật trung gian chứa vi khuẩn gây bệnh phong cùi - chính là nguyên nhân gây ra bệnh phong và truyền vi khuẩn sang cho con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con người truyền bệnh phong sang cho loài động vật armadillo trong khoảng 500 năm qua và một nghiên cứu từ năm 2011 đã khẳng định loài armadillo có thể lây nhiễm vi khuẩn phong lại cho con người.
Tuy nhiên, những người yêu thích các động vật khác không cần quá sợ hãi vì loài armadillo chỉ là một loài động vật khác ngoài con người - được biết đến nhiễm bệnh phong.
Hầu hết, mọi người có thể miễn dịch với bệnh phong
Đúng vậy, bệnh phong là bệnh truyền nhiễm - mọi người có thể bị nhiễm bệnh nếu "hít" phải vi khuẩn đó. Tuy nhiên, một trong những lý do bệnh phong không phổ biến là "ước tính 95% con người có khả năng miễn dịch với bệnh phong" - theo US National Hansen's Disease (Leprosy) Program (NHDP) công bố.
Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến đề kháng với kháng sinh
Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications: Mycobacterium leprae – chủng vi khuẩn cổ gây ra bệnh phong - đang mạnh lên và cực kỳ kháng thuốc. Bộ gen của chúng đang đột biến một cách điên cuồng trong cơn hấp hối để duy trì khả năng giết người theo thời gian.
Tình trạng đáng báo động này được các nhà khoa học phát hiện từ cuộc khảo sát bộ gen của 154 loài M. leprae, thu thập từ 25 quốc gia trên thế giới. Kết quả của nó đã đưa ra một góc nhìn di truyền học hiếm thấy với loài vi khuẩn cổ xưa, bí ẩn và nguy hiểm này.
Nghiên cứu đặt dưới sự hợp tác của các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, dẫn đầu bởi nhà vi trùng học Stewart Cole của Đại học Bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ. Họ lưu ý rằng, trạng thái siêu đột biến của M. leprae "có thể tạo thuận lợi cho sự xuất hiện khả năng kháng thuốc".
Siêu đột biến khiến vi khuẩn mạnh lên, dường như trong cơn hấp hối của chính nó. Bởi vì M. leprae đã có một bộ gen ngắn, siêu đột biến "có thể gây thiệt hại và dẫn đến cái chết" của chúng. Về cơ bản, tỷ lệ đột biến cao này có thể gây tổn hại đến các gen cần thiết cho sự sống của vi khuẩn.
Lily (th)
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 9 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.