Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sai lầm có thể khiến trẻ bị đau dạ dày

Thứ bảy, 07:00 26/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Có một thực tế, không ít bậc phụ huynh luôn ép con ăn thật nhiều để nhanh lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo: Trẻ ăn quá no sẽ khiến dạ dày "làm việc quá tải", không thể tiêu hóa kịp, dẫn đến nôn ói. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ rất nguy hại đến dạ dày của trẻ. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hầu hết các trường hợp đau dạ dày ở trẻ em hiện nay.

 

Bố mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều để tránh gây hại dạ dày cho trẻ nhỏ (ảnh minh họa).
Bố mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều để tránh gây hại dạ dày cho trẻ nhỏ (ảnh minh họa).

 

Tưởng đau dạ dày chỉ là bệnh của người  lớn

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em. Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ từ 10 -14 tuổi.

Chị Nguyễn Thị Hòa (ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) vừa phải đưa con gái 8 tuổi đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai vì bị đau bụng quằn quại kéo dài. Cháu bé được chẩn đoán đang ở giai đoạn đầu của bệnh đau dạ dày. Cho đến giờ, chị Hòa vẫn không nghĩ con gái lại "dính" căn bệnh này. Theo chị Hòa, bệnh đau dạ dày chỉ xuất hiện ở người lớn do thói quen ăn uống thất thường, còn con gái chị được cho ăn theo chế độ ăn rất hợp lý, được chị lên thực đơn cụ thể, chi tiết.

Chị Hòa kể: “Mỗi ngày, tôi cho con ăn 3 bữa chính và một bữa phụ vào cuối giờ chiều. Ngoài ra, cháu còn được uống sữa, ăn hoa quả và một vài món ăn vặt mỗi khi đói. Các bữa ăn chính trong ngày đều được cân đối các chất dinh dưỡng như đảm bảo đủ thịt và rau xanh. Có vài bữa cháu chán ăn hoặc đôi khi bị nôn trong bữa ăn, nhưng tôi nghĩ do thay đổi thời tiết nên ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ nhỏ. Thế nên, vợ chồng tôi cũng chủ quan, không đưa cháu đi kiểm tra. Ai ngờ...”.

Trường hợp cháu Trần Quốc Anh (12 tuổi, ở La Khê, Hà Đông, Hà Nội) cũng là một ví dụ. Chị Lê Thị Sự (mẹ cháu Quốc Anh) cho biết, gần đây, con trai chị hay có biểu hiện chán ăn hoặc đau bụng giữa bữa ăn. Nghĩ rằng con lười ăn, lấy cớ để trốn “nghĩa vụ”, chị Sự càng ép con ăn và dùng “quân lệnh” để nạt con. Thế nhưng, con trai chị cũng chỉ ăn thêm được vài thìa rồi lại nôn ra hết.

Thấy con có biểu hiện ăn kém, nghĩ con bị đầy bụng, khó tiêu, chị Sự đã ra hàng thuốc mua vài gói men tiêu hóa về cho con uống. Thấy không có hiệu quả, chị tiếp tục mua thuốc về tẩy giun cho con. Uống thuốc rồi, cơn đau bụng không những không khỏi mà còn đau bụng với tần suất nhiều, dữ dội và kéo dài hơn. Lúc ấy, vợ chồng chị Sự mới tá hỏa đưa con đi cấp cứu.

Không nên chủ quan

Về nguyên nhân gây bệnh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Nhiều phụ huynh có thói quen “nhồi” cho con ăn một cách máy móc. Ví dụ, một ngày phải ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ, 2 lần ăn hoa quả, uống sinh tố và uống sữa. Lịch ăn của trẻ từ khi đi học về đến khi đi ngủ… kín mít. Chính vì thế, nhiều trẻ cứ đến bữa ăn là stress. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị ợ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tức là axít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng. Hiện tượng này lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ gây đau dạ dày. Bên cạnh đó, áp lực học hành quá tải, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em.

Theo BS CKII Trần Văn Đào, Khoa Nhi tiêu hóa (Bệnh viện Phụ sản Nhi – Đà Nẵng), đau dạ dày (cụ thể là viêm loét dạ dày tá tràng) ở trẻ chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Tỷ lệ nhiễm HP tại các nước đang phát triển từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi là 20 - 40% và tăng nhanh theo tuổi. Đến 4 - 6 tuổi là 40 - 80% và 15 -18 tuổi là 60 - 85% (người lớn 80 -95%).

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP dưới 1 tuổi là 6,5%; 3 - 6 tuổi là 16,7% và 37,3% ở lứa tuổi 10 -15, còn lại là ở lứa tuổi trung niên. Tại Bệnh viện  Phụ sản Nhi – Đà Nẵng, lượng bệnh nhân được nội soi chẩn đoán HP trung bình 40 ca/ tháng.

BS Trần Văn Đào cho biết thêm, đau dạ dày là bệnh lý hay gặp ở trẻ em. Bệnh cũng có các dấu hiệu tương tự như người lớn song khó nhận biết nếu không để ý. Ở trẻ nhỏ có các dấu hiệu như đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị (trên rốn). Một số trẻ có cơn đau về đêm, mỗi cơn kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng; đau kèm theo ợ chua, nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra phân đen…

BS Trần Văn Đào khuyến cáo, đường lây nhiễm HP chủ yếu qua đường miệng ( ăn uống) nên cách phòng tránh là vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc tránh các thực phẩm có ảnh hưởng không tốt trên niêm mạc dạ dày như các thức ăn cay, chua, nóng và một số thuốc có ảnh hưởng niêm mạc dạ dày của trẻ.

 

Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, để tránh cho con mắc chứng đau dạ dày, các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ, không nên ép trẻ ăn bằng được mà cần khuyến khích để tạo cảm giác thèm ăn. Khi trẻ có những triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, nên đưa trẻ đến các bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và tư vấn chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan, gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top