Những sự thật ít biết về ung thư đại trực tràng
GiadinhNet - “Có rất nhiều những hiểu lầm tai hại về bệnh ung thư đại trực tràng khiến nhiều người chủ quan, lúc phát hiện ra bệnh đã quá muộn”, Ths. Bs Phí Thị Quang – Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết.
Theo Ths. Bs Phí Thị Quang, đây là những hiểu lầm nhiều người mắc phải khiến bệnh trở nặng mới phát hiện ra:
1. Đã ung thư là xác định treo “án tử”
- Ung thư đại trực tràng phần lớn bắt đầu với sự phát triển của polyp. Nếu polyp được phát hiện sớm, nó có thể được loại bỏ - ngăn ngừa tiến triển thành ung thư đại trực tràng.
- Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm có khả năng điều trị thành công đạt 90%.
- Hiện có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm khối u: nội soi đại trực tràng, chụp CT.
- Nếu người bệnh có các dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng: đi ngoài ra máu, rối loạn đại tiện, thường xuyên đi phân lỏng hoặc táo, đau quặn bụng, uống thuốc kháng sinh không khỏi, giảm cân đột ngột,… cần tới cơ sở y tế sớm để được thăm khámchỉ định của bác sĩ.
2. Ung thư đại trực tràng: Còn trẻ không phải lo

Hầu hết các ca mắc ung thư đại trực tràng đều trong độ tuổi 40-50 tuổi. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng đang được cảnh báo có nguy cơ trẻ hóa. Có trường hợp cháu bé hơn 10 tuổi mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối được bệnh viện K phát hiện và điều trị. Nhiều trường hợp ung thư đại tràng đang trong độ tuổi sinh viên, dưới 30 tuổi.
3. Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở nam giới
Sự thật, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ tư trong số bệnh ung thư phổ biến ở nam giới và thứ hai ở nữ.
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư đại trực tràng thường mắc thứ ba ở nam giới (chiếm 10%) và thứ hai ở nữ giới (chiếm 9,2%). Trong 8,2 triệu người tử vong mỗi năm do ung thư thì có gần 700.000 ca bị ung thư đại trực tràng.
4. Dấu hiệu Ung thư đại trực tràng không giống rối loạn tiêu hóa
Sự thật: Rối loạn đường tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Ngoài ra, khi bị ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu khác bao gồm: đại tiện khó, phân lẫn máu, đau quặn bụng, giảm cân nhanh,…

Để phát hiện tầm soát sớm ung thư đại trực tràng, bác sĩ Quang cho biết: Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các phương pháp để sàng lọc ung thư đại tràng sớm bao gồm:
- Xét nghiệm: Tìm máu ẩn trong phân (FOB), tầm soát sàng lọc sớm bằng xét nghiệm CEA nên làm hàng năm.
- Nội soi đại trực tràng hoặc chẩn đoán hình ảnh (siêu âm và chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner)).
Bệnh ung thư trực tràng nếu phát hiện sớm vẫn có khả năng điều trị thành công cao. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Để biết thêm chi tiết, liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
- Tổng đài: 1900 56 56 56.
- Website: www.medlatec.vn * Email: info@medlatec.com.
Nằm trong chuỗi chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức: MIỄN PHÍ 5000 xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng (CEA) với tất cả người dân tại Hà Nội. Đồng thời, giảm phí 20% gói tầm soát ung thư đại trực tràng sử dụng tại 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình hoặc 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
- Thời gian: từ ngày 1/11-18/11/2018.
- Phạm vi áp dụng: Tất cả khách hàng đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56 và nhận mã ưu đãi, hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ tối thiểu 4 giờ trước khi sử dụng dịch vụ.
Đăng ký tham gia chương trình TẠI ĐÂY .
P.V

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 14 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 17 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏeGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.