Những thực phẩm phụ nữ tuổi mãn kinh nên ăn để ngừa táo bón
Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm: cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
1. Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị táo bón?
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ khác nhau. Trong giai đoạn này, việc sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone suy giảm. Sự suy giảm của estrogen và progesterone sẽ gây ra những thay đổi, bao gồm cả táo bón.
Một vai trò của estrogen trong cơ thể là giúp điều chỉnh cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Khi estrogen giảm, nồng độ cortisol tăng lên. Nồng độ cortisol trong cơ thể tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm chuyển động trong ruột kết, dẫn đến táo bón.
Giảm estrogen có thể gây ra giảm trương lực cơ, bao gồm cả cơ ở sàn chậu. Sàn chậu suy yếu có thể khiến việc đi tiêu phân trở nên khó khăn hơn. Vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn khi kết hợp với căng thẳng mạn tính làm suy yếu thêm các cơ sàn chậu.
Nồng độ progesterone giảm có thể khiến phân lưu lại trong ruột kết lâu hơn. Phân ở trong đại tràng càng lâu, chúng càng khô đi dẫn đến phân nhỏ và khô cứng, khó đi ngoài.
Một số phụ nữ sẽ bị đau nhiều hơn ở các khớp và lưng, điều này có thể hạn chế khả năng vận động của phụ nữ và cản trở việc vận động thường xuyên. Tập thể dục giúp điều hòa tiêu hóa nên sự gián đoạn này cũng có thể góp phần gây ra táo bón.

Táo bón là một trong những biểu hiện hay gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh.
2. Làm gì để cải thiện tình trạng táo bón trong giai đoạn mãn kinh?
2.1. Thay đổi chế độ ăn
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cơ thể hình thành và loại bỏ phân tốt hơn. Chất xơ hòa tan sẽ hòa tan và tạo gel hút nước, giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi ngoài.
Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan bao gồm: cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, các loại đậu và một số loại trái cây và rau quả.
Chất xơ không hòa tan không bị hòa tan trong nước, thay vào đó sẽ tạo thêm khối lượng lớn vào phân để chúng được hình thành tốt hơn và dễ dàng loại bỏ hoàn toàn.
Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm: cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Lưu ý: Khi ăn nhiều chất xơ, cần phải uống nhiều nước.
2.2. Uống đủ nước
Uống đủ nước là cách quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị táo bón. Nước làm cho nhu động ruột mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn.
Một người trưởng thành bình thường cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày bằng các loại nước như: nước lọc, nước canh, nước trái cây…
2.3. Tập thể dục
Tập thể dục là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy nhu động ruột. Tập thể dục kích thích sự co bóp của cơ ruột, đẩy nhanh quá trình di chuyển của phân.
Phụ nữ tuổi mãn kinh nên duy trì các hình thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, tập yoga, bơi lội… Tập luyện đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, kiểm soát căng thẳng và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
3. Những loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi bị táo bón

Rau và trái cây rất tốt cho người bị táo bón.
- Rau: Người bị táo bón nên ăn các loại rau giàu chất xơ như: bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, khoai tây, bí đỏ…
- Trái cây: Quả mọng, đào, mơ, mận, nho khô… là một số loại trái cây giàu chất xơ tốt nhất. Để tận dụng chất xơ, bạn nên ăn cả vỏ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì nguyên cám, hạt quinoa… Nên hạn chế bột mì trắng và gạo trắng.
- Các loại hạt: Quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia…
- Các loại đậu: Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan… rất giàu chất xơ tốt cho người bị táo bón. Tuy nhiên, các loại đậu là thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Đối với người bị hội chứng ruột kích thích nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: Yến mạch, quả bơ, cam, chuối, khoai tây, cà tím, khoai lang…

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.