Những tư thế trẻ ngồi học phải sửa ngay nếu không muốn vẹo cột sống
GiadinhNet - Khi con bạn ngồi học, nếu thấy trẻ có các tư thế ngồi học dưới đây, bạn cần phải sửa ngay cho con nếu không muốn trẻ bị vẹo cột sống. Các tư thế gồm:
- Nằm học (các trẻ thường có thói quen nằm bò ra để vẽ hoặc đọc sách).
- Ngồi vẹo sống lưng (thường xảy ra đối với những trẻ ngồi học trên ghế xoay).
- Ngồi học chống một tay, tựa đầu tay còn lại để viết bài.
- Dí mắt sát vào sách vở để đọc dễ hơn.
Ngoài ra còn có những lý do khách quan mà các bậc cha mẹ cũng cần phải lưu tâm như bàn ghế không phù hợp với chiều cao của trẻ, ánh sáng không đủ.
Phát hiện sớm các dấu hiệu của vẹo cột sống giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể phát hiện trẻ bị vẹo cột sống thông qua các biểu hiện sau:
- Quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, có thể kèm theo vùng hông - thắt lưng nhô phía bên kia.
- Cho trẻ cúi xuống từ từ, sẽ quan sát thấy ụ gồ ở vùng lưng và đối diện với ụ gồ là vùng lõm.
Khi phát hiện chứng vẹo cột sống ở trẻ, cần cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cột sống hay chấn thương chỉnh hình thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém.
Tuy nhiên giáo dục trẻ cách ngồi học đúng cách là phương pháp ngăn ngừa vẹo cột sống tốt nhất. Trước tiên, bạn phải chuẩn bị một bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ, nên sử dụng loại ghế tựa và cố định (loại ghế không xoay), bắt trẻ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống khoảng 10-15 độ, khi ngồi không tì ngực vào cạnh bàn. Khoảng cách giữa mắt và vở từ 25-30cm, khi viết bài thì tay phải cầm bút còn tay trái tì nhẹ lên mép vở.
Đèn học của trẻ nên dùng loại đèn sợi tóc hoặc đèn compact, tránh dùng loại đèn huỳnh quang do đèn huỳnh quang có độ chớp nháy cao dễ gây mỏi mắt cho trẻ.
BS Nguyễn Huy Khương
(Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM)

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 36 phút trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 4 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 7 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước
Sống khỏe - 1 ngày trướcMất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.