Nỗ lực đẩy lùi các hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc
GiadinhNet - Các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn đọng trong đời sống của các đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Việc nâng cao nhận thức, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc là hết sức quan trọng. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục lạc hậu và đạt được những kết quả tích cực.
Những hủ tục còn tồn tại trong đời sống đồng bào dân tộc
Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tuy đã được quan tâm bảo tồn, phát huy, song một số hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống đồng bào, thậm chí một số nơi còn rất nặng nề, như: Tục thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tang ma, mê tín dị đoan, tin vào bùa ngải, thầy mo, thầy cúng khi ốm đau... tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến lao động sản xuất, gây mất an ninh trật tự.
Điển hình tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản vị thành niên, để lại nhiều hệ lụy cho chất lượng dân số, nòi giống dân tộc, còn góp phần không nhỏ khiến cái đói, cái nghèo đeo bám dai dẳng.

Tập tục cúng "ma" để chữa bệnh của người La Ha. Ảnh: Đỗ Hoàng
Ở một số dân tộc như Giáy, hủ tục trong tang ma từ xa xưa, khi có người chết phải để 2 ngày mới đem chôn. Họ còn phải đợi thày cúng xem ngày giờ mới chôn cất. Trong những ngày tang lễ diễn ra, gia đình tổ chức cúng bái, ăn uống, làng xóm nghỉ việc đến giúp gây lãng phí, ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng cuộc sống cũng như ô nhiễm môi trường sống.
Các thực trạng trên còn tồn tại do tỷ lệ tái mù chữ ở người dân tộc thiểu số còn cao, điều này tạo nên rào cản lớn cho bà con khi tiếp cận thông tin, tuyên truyền về các chính sách kế hoạch hóa gia đình, thực hiện nếp sống văn minh.
Nhiều người không biết tiếng phổ thông nên việc tuyên truyền không được sâu. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý vi phạm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết, sinh con thứ 3 trở lên còn nhiều hạn chế.
"Cuộc chiến" đẩy lùi hủ tục
Trước những thách thức trên đòi hỏi sự đồng lòng và phối hợp chặt chẽ, bền bỉ giữa những người dân và hệ thống chính trị.
Nhờ công sức vận động trong nhiều năm qua của đội ngũ giữ vai trò tuyên truyền đã cải thiện đáng kể tình trạng hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc. Một số nơi như huyện vùng cao Si Ma Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân dần ý thức được những hạn chế của tục tang ma ở địa phương, xóa bỏ dần tình trạng mời thày mo cúng lễ, trừ tà, mê tín dị đoan.

Đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Bản Giàng, xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) đến khám chữa bệnh ở trạm xá. Ảnh: Hạnh Nguyên
Bên cạnh đó các công tác dân số và xóa bỏ tục tảo hôn, hôn nhận cận huyết, nâng cao chất lượng dân số và đời sống cần đặc biệt chú trọng.
Bà Hầu Thị Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, nhất là các cấp Hội Phụ nữ cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức chăm sóc con cái; phòng, chống và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Đẩy mạnh các phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", cuộc vận động "Chi hội không vi phạm chính sách dân số", câu lạc bộ "Xây dựng gia đình hạnh phúc", "Gia đình nuôi con khỏe, dạy con ngoan"…
Đối với tỉnh Lào Cai, sau hơn một năm triển khai kế hoạch số 158-KH/TU về tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020 cũng đã có nhiều chuyển biến. Các cặp tảo hôn trong năm 2019 đã giảm 33% so với 2018. Trường hợp hôn nhân cận huyết chỉ còn 2 cặp. Điển hình tại thôn Láo Lý, tỉnh Lào Cai đã xóa bỏ hoàn toàn các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong năm 2020. Nhiều phụ nữ ở thôn này đã lấy chồng người dân tộc khác, địa bàn ngoài xã, ngoài tỉnh.
Ở huyện Bình Liễu, tỉnh Quảng Ninh đã gắn việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo hiệu quả đồng bộ và duy trì triệt để các nội dung tập tục đã chuyển biến trong quá trình vận động. Với nhiều giải pháp thực hiện, thông qua các cuộc vận động, mô hình do tổ chức, đoàn thể phát động, nhân dân trên địa bàn từng bước thay đổi tập quán trong sinh hoạt, đời sống, các hủ tục tập quán lạc hậu đang dần được xóa bỏ. Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đi vào nền nếp và trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng rãi tại nhiều thôn, bản. Người dân trên địa bàn nâng cao nhận thức xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; xây dựng, di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở; tích cực dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, bảo vệ môi trường...
Có thể thấy tại nhiều địa phương, công tác đẩy lùi hủ tục được lên kế hoạch một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng, dần thay đổi được quan niệm cũ của đồng bào dân tộc, giúp họ tới gần hơn với nếp sống văn minh, xoá đói, giảm nghèo; nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở.
Hồng Hạnh

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.