Nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên ở Long An
GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) gây ra những hệ lụy nghiêm trọng; tác động tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội;... Đây là một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại tỉnh Long An.
Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Long An, có 3 nhóm nguyên nhân làm cho tỉ lệ giới tính khi sinh ngày càng mất cân bằng. Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống, do phong tục tập quán phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
Thứ hai, do áp lực mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, họ dùng mọi cách để đảm bảo có được đứa con trai. Thứ ba, do hơn 70% dân số sống ở nông thôn, hầu hết không chế độ lương hưu khi về già nên phải dựa vào con cái, mà theo quan niệm hiện tại phải là con trai. Trong khi đó, với kỹ thuật, dịch vụ y tế ngày càng hiện đại, tình trạng vi phạm quy định sử dụng kỹ thuật để chẩn đoán giới tính và nạo phá thai đã... tiếp sức cho việc chọn sinh con trai.
Khi đến khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Long An, không khó để thấy cảnh: Một người cha hớn hở khi nghe vợ sinh con trai, còn người cha khác mặt mày ỉu xìu khi được báo vợ sinh con gái. Chừng vài ba chục năm sau, tình cảnh rất có thể sẽ ngược lại: Gia đình cô gái không khó khăn gì trong chuyện cưới gả con, còn người cha có con trai sẽ phải vất vả, khổ sở đi tìm vợ cho con ở một nơi xa xôi nào đó - giống như Đài Loan, Hàn Quốc bây giờ.
Theo thống kê của ngành Dân số tỉnh, địa phương có tỷ lệ MCBGTKS cao là Đức Huệ và Tân Hưng, tỉnh Long An. Thời gian qua, mặc dù Tân Hưng triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu MCBGTKS nhưng tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn còn cao (125 nam/100 nữ). Toàn huyện có 6 xã có tỷ lệ giới tính chênh lệch từ 110 - 280 nam/100 nữ: Vĩnh Châu A, Vĩnh Bửu, Vĩnh Thạnh, Hưng Hà, Hưng Điền và Hưng Điền B. Các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đa số rơi vào hộ có con một bề là gái muốn tìm thêm con trai để “nối dõi tông đường”.

Cộng tác viên dân số tuyên truyền cho người dân những hệ lụy của MCBGTKS. Ảnh: Báo Long An
Vì vậy, để kiểm soát mất cân bằng giới tính (MCBGT) khi sinh là giải pháp xóa dần sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tỉnh Long An đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo sự đồng thuận trong thực hiện mô hình có đủ 2 con, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Theo đó, thời gian qua, tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án Kiểm soát MCBGT khi sinh, xây dựng xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên; đưa chính sách DS vào quy ước ấp, khu phố. Chất lượng DS từng bước nâng lên. Các hoạt động, mô hình nâng cao chất lượng DS triển khai đa dạng.
Các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về MCBGT khi sinh bằng nhiều hình thức; duy trì và xây dựng được 69 xã, phường, thị trấn, 801 ấp, khu phố không có người sinh con thứ 3 trở lên. Tỷ suất sinh thô giảm từ 13,13‰ năm 2016 xuống ước còn 13,02‰ năm 2018 (bình quân mỗi năm giảm 0,05‰). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 3,12% năm 2016 xuống ước còn 2,7% năm 2018 (bình quân mỗi năm giảm 0,21%), đạt 210% kế hoạch. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ước đến cuối năm 2018 là 0,635% (kế hoạch dưới 0,7%).
Tỉnh tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt 2 con/phụ nữ). Tỷ số giới tính khi sinh giảm từ 108 trẻ nam/100 trẻ nữ xuống còn 107,5 trẻ nam/100 trẻ nữ. Tỉnh tiếp tục phấn đấu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
Có thể nói, đạt được kết quả trên là nhờ các địa phương triển khai quản lý tốt nhân khẩu và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; thường xuyên đến từng khu dân cư sinh hoạt chuyên đề về DS, xây dựng ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên; đồng thời đẩy mạnh chiến dịch truyền thông DS lồng ghép CSSKSS/KHHGĐ, duy trì, nhân rộng các mô hình: CSSKSS/KHHGĐ, câu lạc bộ (CLB) không có người sinh con thứ 3 trở lên, CLB CSSK vị thành niên, CLB gia đình phát triển bền vững, CLB tiền hôn nhân, mô hình xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Lily (th)

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.