Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh

Thứ năm, 08:00 05/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 3/11, tại Yên Bái, Bộ Y tế đã phối hợp với Nhóm đối tác Y tế (HPG) tổ chức cuộc họp Nhóm đối tác y tế tuyến tỉnh. Đây là cuộc họp trong khuôn khổ hoạt động thường niên của HPG, tăng cường kết nối, thảo luận giữa tuyến Trung ương và địa phương về xây dựng, triển khai chính sách y tế; nâng cao hiệu quả viện trợ tuyến tỉnh qua trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm vận động, sử dụng và điều phối viện trợ.

 

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: Chí Cường
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: Chí Cường

 

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện thành công nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) về y tế như giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tăng cường sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, một số chỉ tiêu trong phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác...

Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng theo TS Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Y tế), một số chỉ tiêu đã giảm ở mức thấp nhưng gần đây lại có xu hướng chững lại, sự khác biệt tương đối rõ nét trong tiếp cận y tế giữa các vùng, miền, và giữa các nhóm dân cư. Đơn cử, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam đã giảm từ 41% (năm 1990) xuống 14,5% (năm 2014), nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng tương đối khác biệt giữa các vùng, như Tây Nguyên là 22%, miền núi phía Bắc là 19,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng tính theo cân nặng/tuổi, chiều cao, tuổi cao nhất vẫn tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Minh chứng cho sự chững lại của mục tiêu giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống, đại diện Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) nêu con số: Từ năm 2000 - 2005, tỷ suất này giảm từ 42%o xuống còn 26,8%o (3,04%o/năm). Nhưng từ năm 2005 - 2014, mức giảm hàng năm chững lại, từ 26,8%o xuống 22,4%o (0,44%o/năm), đặc biệt trong 3 năm gần đây, mức giảm rất thấp, trong khi đó, mục tiêu đến năm 2015, con số này là 19,3%o, có nghĩa là còn tới 3,1%o nữa, Việt Nam mới đạt được mục tiêu đề ra.

Một khó khăn khác được đại diện Vụ Kế hoạch – Tài chính nêu ra, đó là năm 2016, nhiều dự án nước ngoài đã dừng hoặc chuẩn bị dừng. Trong khi để chuẩn bị cho một dự án tài trợ nước ngoài mới phải mất từ 3-5 năm, vậy trong thời gian “chờ”, cần tìm nguồn vốn để duy trì các Mục tiêu Thiên niên kỷ đã và sắp đạt được. Khó khăn này rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ của địa phương, tuy nhiên, nhiều tỉnh miền núi hiện nay, ngân sách Nhà nước vẫn hỗ trợ tới 80% cho các hoạt động.

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, tỷ số tử vong mẹ giảm từ 223/100.000 trẻ đẻ sống (năm 1990), xuống còn khoảng 60/100.000 (năm 2014) và có khả năng đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ số 5, là 58,3/100.000. Các chỉ số tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ, tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai ít nhất 3 lần đã đạt được. Tuy nhiên, các tỉnh miền núi tham dự hội nghị bày tỏ sự lo lắng cho tính bền vững trong việc duy trì, bền vững của các chỉ số này trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn ngân sách trong và ngoài nước ngày càng cắt giảm.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ông Nông Văn Kiếm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn cho biết, nhìn tổng thể, các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của cả tỉnh có thể yên tâm, khi tỷ lệ quản lý thai nghén đạt 95%, số phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên đạt 81%, số phụ nữ đẻ được tiêm phòng 2 mũi uốn ván đạt 98,8%, số phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt 92%, số phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 95%. Mặc dù vậy, nếu tính đến cấp huyện, các con số này có sự chênh lệch lớn và đáng lo ngại.

Thông tin từ ông Nguyễn Đức Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế), nếu phụ nữ đẻ có cán bộ y tế đỡ thì nguy cơ tử vong giảm 5 lần. Trong 62 huyện nghèo nhất cả nước có tới 40% cơ sở y tế chưa thực hiện được can thiệp toàn diện sản khoa (mổ đẻ, truyền máu...), nên nguy cơ tử vong mẹ cao, 70% chưa thực hiện thở hồi sức sơ sinh. Tính ở vùng thành thị, xu hướng tử vong mẹ trực tiếp có xu hướng giảm, trong khi số tử vong mẹ gián tiếp (mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường...) lại tăng. Do đó, theo ông Vinh, ngoài việc cấp cứu, can thiệp sản khoa, cần phải lồng ghép với các can thiệp khác.

“Nếu không xây dựng, phát triển được tính bền vững ở tuyến xã, huyện thì tuyến tỉnh cũng khó duy trì các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong thời gian tới”, ông Nông Văn Kiếm chia sẻ. Ý kiến này của ông Kiếm nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.

Đại diện của UNFPA cho rằng, nếu tính tổng thể các chỉ số, chỉ tiêu của Việt Nam khá ổn, đạt trên 90-95%, nhưng số phần trăm còn lại chưa đạt được, hầu hết lại nằm ở các tỉnh miền núi, khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, để tiến tới sự phát triển bền vững của các Mục tiêu Thiên niên kỷ, cần phải đặc biệt quan tâm đến vùng này.

 

Hội nghị là cơ hội để đại diện Sở Y tế 20 tỉnh trong cả nước cùng đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác phát triển chia sẻ các thách thức trong việc hoàn thành MDGs và triển khai trong kế hoạch y tế 5 năm (2016 - 2020); chia sẻ kinh nghiệm về triển khai hợp tác, sự tham gia của các tỉnh và làm thế nào để Nhóm đối tác y tế có thể tăng cường hỗ trợ để hợp tác hiệu quả trong việc giải quyết các MDGs chưa hoàn thành, thông qua các nỗ lực, can thiệp bền vững.

     Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top