Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19

Thứ năm, 05:16 30/09/2021 | Y tế

GiadinhNet - Số ca tử vong giảm, ca xuất viện cao hơn nhập viện nhiều lần là những tín hiệu vui trong công tác chống dịch. Theo báo cáo Bộ Y tế gửi Thủ tướng ngày 28/9, tình hình COVID-19 trên cả nước cơ bản đang từng bước được kiểm soát.

Ngày 28/9 và 29/9 đánh dấu sự đặc biệt trong bản tin COVID-19 của Bộ Y tế, với 2 kỷ lục liên tiếp được thiết lập khi số người khỏi bệnh trong ngày cao gấp nhiều lần số ca mắc mới. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca tử vong ở Việt Nam dưới 185 ca/ngày.

Chủ động thay đổi chiến thuật "từ chạy theo xét nghiệm sang tấn công"

Ngay từ đầu đợt dịch thứ 4, trong bối cảnh hiện nay biến thể Delta có sức lây lan nhanh, mạnh gấp nhiều lần biến thể trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khẳng định, phải coi xét nghiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khẩn trương thực hiện.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên các thầy thuốc tại Trung tâm ICU đặt tại Bệnh viện Becamex Bình Dương, do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đảm trách chuyên môn, ngày 27/8. Đây là cơ sở điều trị thuộc tầng cao nhất trong tháp 3 tầng. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ Y tế cũng thay đổi phương thức "chạy theo" xét nghiệm sang "tấn công" bằng cách chủ động xét nghiệm sàng lọc, tầm soát trong cộng đồng. Tức là, trước đây ở các khu vực xuất hiện dịch mới bắt đầu được xét nghiệm sàng lọc, thì nay chủ động xét nghiệm sàng lọc diện rộng cả ở những vùng chưa có dịch để tầm soát, phát hiện sớm, kịp thời khoanh vùng và chặn, dập dịch.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, Bộ Y tế liên tục hướng dẫn, yêu cầu chủ động xét nghiệm định kỳ, thường xuyên, cho từng đối tượng khác nhau.

Để tiến hành chiến thuật chống dịch "tấn công", Bộ Y tế cho phép áp dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh đại trà, có thể sử dụng mẫu gộp test nhanh, bên cạnh sử dụng linh hoạt xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn, mẫu gộp. Trong 4 tháng từ 29/4 - 29/9, Việt Nam đã thực hiện hơn 18,2 triệu mẫu xét nghiệm (chưa kể gộp mẫu) cho hơn 52 triệu lượt người, cao gấp nhiều lần so với tổng lượng xét nghiệm trong gần 15 tháng trước đó (tính từ khi xảy ra dịch tháng 1/2020).

Việc chuyển chiến thuật xét nghiệm "tấn công" thay vì "chạy theo" dịch đã giúp nhiều tỉnh thành kiểm soát được dịch chủ động.

Đơn cử tại Hà Nội, để chủ động tầm soát, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và đánh giá nguy cơ, tình hình dịch, chỉ trong 1 tuần, các lực lượng thần tốc lấy 4,3 triệu mẫu xét nghiệm toàn Thành phố, phát hiện 21 ca dương tính. Trước đó, Thủ đô cũng liên tục chủ động lấy hơn 1,1 triệu mẫu xét nghiệm cho người có triệu chứng sốt, ho, khó thở, hoặc người dân sống ở các vùng phong toả, nguy cơ cao, vùng nguy cơ…

Đặc biệt, nhờ chủ động xét nghiệm sàng lọc những trường hợp ho, sốt, Hà Nội đã phát hiện ổ dịch có gần 600 F0 tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; hay ổ dịch ở phường Việt Hưng, chung cư Đền Lừ… cũng được phát hiện nhờ chủ động xét nghiệm.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nhân viên y tế ở TP HCM hướng dẫn chi tiết, cẩn thận kỹ thuật lấy mẫu test nhanh cho người dân. Ảnh: PV

Tại đợt dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang hồi tháng 5, công nhân và người dân được cán bộ y tế hướng dẫn tự lấy mẫu test nhanh kháng nguyên. Tại TP HCM, chỉ đạo này cũng nhanh chóng được đưa ra. Trong dự thảo hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đang được Bộ Y tế xây dựng sắp ban hành, một trong những biện pháp đối với người dân là tự lấy mẫu test nhanh kháng nguyên theo yêu cầu của cơ quan y tế hoặc khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở.

Ưu tiên trang thiết bị, nhân lực tinh túy cho miền Nam điều trị COVID-19

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong 3 tháng qua, hàng chục vạn cán bộ, y bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế từ mọi miền trong cả nước, nhất là lực lượng cán bộ y tế tại TP HCM và các tỉnh, thành khu vực miền Nam, miền Trung đã và đang quyết tâm dồn sức trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Cán bộ y tế ở Hà Nội lên đường chi viện TP HCM. Trong đợt dịch này, Bệnh viện Bạch Mai đã gửi vào TP HCM 500 y bác sĩ, trên 1.000 học viên Cao đẳng Y tế Bạch Mai, trong đó có những thầy thuốc đầu ngành như PGS Nguyễn Văn Chi, GS Đặng Quốc Tuấn... Ảnh: Ngọc Diệp - Phạm Tuấn

Bắt đầu từ ngày 30/6 đến nay, khoảng 20.000 lượt chuyên gia, y bác sĩ , học viên y khoa từ tất cả các bệnh viện từ trung ương đến các tỉnh thành như Hà Nội, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương... đã được Bộ Y tế huy động vào TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch COVID-19.

Những ngày gần đây, vẫn có hàng đoàn cán bộ từ các bệnh viện Trung ương gác lại công việc hiện tại để vào TP HCM và các tỉnh phía Nam, để "đảo quân" cho các đoàn công tác khác, với quyết tâm "khi nào hết dịch mới về".

Ngày 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo "Dành tất cả những gì tốt nhất cho TP HCM". Yêu cầu "hỗ trợ tối đa TP HCM và một số tỉnh thành phía Nam" được người đứng đầu Chính phủ nhắc lại nhiều lần.

Không chỉ nhân lực chất lượng cao, hàng tấn trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cũng được Bộ Y tế chỉ đạo vận chuyển tới miền Nam dốc sức vì bệnh nhân COVID-19 với tinh thần "Ưu tiên trang thiết bị, nhân lực tinh túy nhất cho miền Nam".

Ngoài chiến lược phân tầng điều trị thành tháp 3 tầng ngày càng phát huy hiệu quả, Bộ Y tế cũng thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) COVID-19 của Bộ tại TP HCM (là tầng cao nhất) do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế, Đại học Y dược TP HCM, bên cạnh Trung tâm ICU COVID-19 TP HCM do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách có từ trước. Các Trung tâm ICU cũng được thiết lập ở các tỉnh có dịch phức tạp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long… do các bệnh viện tuyến Trung ương đảm trách.

"Đội ngũ thầy thuốc đã bỏ nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt trong điều kiện làm việc căng thẳng đồng thời cũng gác lại tình cảm riêng tư và chịu những mất mát, hy sinh" – Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ trong bức thư gửi cán bộ y tế ngày 9/9.

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi tính mạng của nhiều người dân, trong đó có cả những cán bộ y tế và lực lượng tuyến đầu.

Thật khó có thể kể hết những hi sinh và quyết tâm trụ vững của y bác sĩ tuyến đầu trong đợt dịch này. Có nơi một điều dưỡng phải chăm sóc 140 - 150 bệnh nhân. Làm việc tới 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc bảo hộ liên tục, họ không chỉ lo điều trị cho bệnh nhân, còn nhẫn nại động viên khi các F0 hỏi "bao giờ tôi chết" hoặc "xin từ bỏ điều trị để được về nhà", để nối thêm cơ hội sống cho bệnh nhân…

Lại có nơi như Trung tâm ICU Long An do Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hay ở Trung tâm ICU Trung ương Huế tại TP HCM, các y bác sĩ không chỉ nỗ lực điều trị, còn có thêm một cuộc chiến tất bật nữa với "giặc nước" mỗi khi mưa tới, để đảm bảo an toàn cho máy móc trang thiết bị, thuốc men, giành giật sự sống cho người bệnh.

Nỗ lực, chủ động bao phủ vaccine

Ngày 10/7, Bộ Y tế chính thức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine trên toàn quốc lớn nhất trong lịch sử sau nhiều thời gian chuẩn bị với mục tiêu tới hết tháng 4/2022, 75% dân số từ 18 tuổi sẽ được tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Trong bối cảnh dịch căng thẳng, từ trước khi bấm nút triển khai Chiến dịch này khoảng hơn 2 tuần, TP HCM đã bắt đầu tiêm phủ vaccine. Đây là địa phương được Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine nhiều nhất.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Hà Nội, TP HCM và Long An là 3 tỉnh, thành có hơn 90% người dân đã tiêm mũi 1. Ảnh: T.L

Chiến lược tiêm vaccine tại TP HCM, Hà Nội hay Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh, thành giãn cách xã hội điều chỉnh qua từng giai đoạn. Sau những đợt đầu ưu tiên tiêm cho 11 nhóm đối tượng, càng về sau càng mở rộng cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền, thai phụ, phụ nữ nuôi con nhỏ nhằm mục tiêu giảm số ca mắc, giảm số ca nhập viện trở nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Đến ngày 29/9, Cổng thông tin tiêm chủng Covid cập nhật số mũi tiêm vaccine đến nay là hơn 41,2 triệu liều vaccine, trong đó gần 9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi (khoảng 13% dân số từ 18 tuổi). Trong 3 tháng từ khi phát động chiến dịch, đặc biệt cao điểm 2 tuần đầu tháng 9, số vaccine được tiêm trên toàn quốc liên tục đạt công suất trung bình 1 triệu mũi/ngày.

Trên cả nước, khi có kế hoạch phân bổ dự kiến tới hết năm 2021, Bộ Y tế cũng liên tục đốc thúc các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết để vaccine về tới đâu tổ chức tiêm ngay tới đó, không phải mất thời gian chờ đợi lập kế hoạch từng đợt. Trong chỉ đạo mới nhất, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên.

Hiện có khoảng 45% dân số từ 18 tuổi ở nước ta đã được tiêm mũi 1 vaccine. Trong đó 38% người dân khu vực miền Bắc được tiêm ít nhất 1 mũi, miền Trung là 36%, Tây Nguyên gần 13% và miền Nam là gần 55%. 8 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 1 cao trên 70% là TP HCM, Hà Nội, Long An (trên 90%), Khánh Hoà, Đà Nẵng (80-90%), Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh (từ 70-80%). Ngoài ra 8 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 1 từ 30-50% dân số. Còn lại 47 tỉnh thành tỷ lệ này mới từ 10-30%.

Với thông điệp "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất", các địa phương, đặc biệt là các tỉnh đang có dịch đang nỗ lực cung ứng vaccine đến gần dân nhất, để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Hà Nội, tháng 9/2021. Ảnh: TL

Trong chiến dịch tiêm chủng thần tốc ở các tỉnh giãn cách xã hội, mọi người dân trên 18 tuổi đủ điều kiện đều được "mời" hoặc thậm chí ở TP HCM, lực lượng y tế đến tận nhà để tiêm chủng. Hà Nội quyết tâm tới tháng 11 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho người dân từ 18 tuổi. Còn TP HCM cũng xây dựng kế hoạch phủ vaccine mũi 1 và mũi 2 cho tất cả người dân đến hết năm 2021, theo lộ trình 4 giai đoạn. Vaccine chính là chiếc "áo giáp" hiệu quả để các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước từng bước mở cửa, trở lại cuộc sống bình thường mới.

"Chúng ta đã nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm"

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 28/9, tình hình dịch trên cả nước cơ bản đang từng bước được kiểm soát. Nhiều địa phương số ca mắc trong cộng đồng giảm mạnh so với 1 tuần trước như TP HCM (giảm gần 10.500 ca), Bình Dương (giảm gần 400 ca)…

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Nam bệnh nhân 36 tuổi điều trị tại Trung tâm ICU Bạch Mai này từng hỏi bác sĩ "bao giờ tôi chết" và lời hẹn đáng yêu "bao giờ xuất viện mời bác sĩ đi nhậu". Ảnh: Thành Dương

Tới thăm Trung tâm ICU Bạch Mai và Bệnh viện dã chiến số 16 hôm 22/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá thời điểm đầu của dịch bệnh, các Trung tâm ICU, bệnh viện điều trị COVID-19 nhìn chung khá ngổn ngang, thiếu thốn trang thiết bị, nhân lực.

"Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhờ tích cực điều trị, tới thời điểm này, có thể nói chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm. Số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống"- Thứ trưởng nói.

Theo Thứ trưởng, đây là kết quả tích cực từ những nỗ lực của hệ thống chính trị TP HCM, của ngành Y tế nói chung và của các thầy thuốc trong các trung tâm ICU, các Bệnh viện dã chiến…

Đến ngày 29/9, số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta trong đợt dịch thứ 4 là hơn 578.000 người trong tổng số hơn 774.000 ca mắc trong nước.

Số ca tử vong và bệnh nhân thở máy giảm, ca xuất viện cao hơn nhập viện là 3 tín hiệu vui trong công tác chống dịch, theo lãnh đạo Ban chỉ đạo chống COVID-19 TP HCM ngày 27/9. Tới hết ngày 29/9, đã có 8 quận, huyện ở TP HCM đạt tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19.

"Chỉ trong thời gian ngắn, nhờ tích cực điều trị, tới thời điểm này, có thể nói chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm".

(Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn)

Ở Bình Dương, đã có những chiếc giường trống trong Trung tâm ICU do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đảm trách. Bộ Y tế ngày 23/9 thống kê trong 7 ngày (từ 16-22/9) số tử vong giảm 15,8 % so với tuần trước đó; riêng TP HCM giảm 18,4%, Bình Dương giảm 3%, Đồng Nai giảm 6,4%, Long An giảm 10%.

Cái vẫy tay của bệnh nhân ngày được chuyển tuyến dưới hay ra viện là niềm vui, là động lực của nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch. "Lời hẹn" của một nam thanh niên vừa cưới vợ tưởng đã từ bỏ cơ hội sống "xuất viện mời bác sĩ đi nhậu" đáng yêu hơn bao giờ hết.

Cùng những giải pháp trọng yếu trong điều trị như phân tháp 3 tầng, liên tục cập nhật phác đồ điều trị, đưa vào những loại thuốc mới, điểm đáng chú ý trong thời gian qua là Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương triển khai trạm y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao/rất cao để đưa y tế về gần với người dân nhất…

Y tế là trụ cột, ý thức người dân, vaccine, thuốc là điều kiện tiên quyết

Tại cuộc họp sáng 23/9 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các ý kiến đều đánh giá, các giải pháp phòng, chống dịch cơ bản là đúng hướng, phù hợp, hiệu quả trong điều kiện Việt Nam. Các biện pháp về cách ly, xét nghiệm, điều trị, vaccine, an sinh xã hội về cơ bản phù hợp, vấn đề là phải tiếp tục điều chỉnh để lãnh đạo chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu, có tính hệ thống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 6 nguyên tắc chính trong thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Đó là: Y tế là trụ cột, là trung tâm; kinh tế là cơ sở, là nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; bảo đảm an sinh, ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; ý thức người dân, vaccine, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; tranh thủ tối đa, coi việc thích ứng với dịch COVID-19 là động lực để phấn đấu vươn lên và thay đổi…


Quỳnh An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 14 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top