Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nợ xấu như... “cục máu đông”

Thứ năm, 08:20 08/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 7/6, khi bàn về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có đại biểu Quốc hội ví nợ xấu như “cục máu đông” rất nguy hiểm có thể gây “đột quỵ cho nền kinh tế”. Nhiều ý kiến khác gắn với thực tiễn dân sinh liên quan đến nợ xấu cũng được đại biểu đưa ra.

Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam
Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam

Xử lý nợ xấu để tạo niềm tin và ổn định lòng dân

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình, bày tỏ sự đồng tình cao với việc ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu. Đây là giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu; Là việc làm để ổn định được lòng dân, tạo niềm tin của người dân trước tình hình nợ xấu mà báo chí đã đưa tin rất nhiều. Đại biểu Phương cho rằng, nợ xấu ví như "cục máu đông" rất nguy hiểm, một là gây “đột quỵ”, hai là “tính mạng” bị đe dọa ngay trước mắt. Nợ xấu làm cho nền kinh tế kém hiệu quả, cạnh tranh thấp. Thời gian qua có nhiều văn bản giải pháp để xử lý tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Ở một số nước kinh tế phát triển họ có thể tung gói cứu trợ như Mỹ hoặc Trung Quốc. Ở Việt Nam, ngân hàng tích cực làm nhưng dựa vào khoản quỹ dự phòng của ngân hàng để trích cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nên khó xử lý, trong đó có những nguyên nhân là chính sách pháp luật chưa thống nhất, chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ được quyền hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có nhiều bất cập làm hạn chế đến kết quả xử lý nợ xấu dẫn đến có nhiều vướng mắc và kéo dài.

“Tôi lấy một ví dụ rất đơn giản, tài sản đã thế chấp thống nhất với ngân hàng nhưng khi xử lý phải có bàn bạc, hiệp thương với tổ chức tín dụng, với người cho vay. Nếu không thống nhất phải đem ra tòa án, quy trình xảy ra rất dài và không xử lý được. Ngoài ra ý thức của người dân trong quá trình vay vốn không thực hiện đúng mục đích vay vốn và thậm chí kinh doanh mạo hiểm, sai mục đích, mua xe sang để đi. Xã hội có câu vui là “tiền thì tiền ngân hàng, người thì người trại giam” nên cứ vay vốn mua xe sang để đi. Chưa nói đến chuyện là một số chủ trương cho vay có chỉ đạo như mía đường một thời kỳ, nuôi tôm... hay như vừa rồi chúng ta chỉ đạo việc cho vay theo Nghị định 67, tình hình thời sự chính trị có những tác động để ngân hàng buộc phải cho vay và điều này cũng có những hậu quả không tốt mà ngân hàng, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm” – đại biểu Phương chỉ rõ.

Đại biểu Phương cũng đưa ra một số bất hợp lý cần bàn bạc, đó chính là việc xác định thời hạn hiệu lực xử lý nợ xấu là 5 năm thì không hợp lý. Theo đại biểu, nợ xấu có thể giải quyết trong thời hạn 5 năm hoặc là ngắn hơn 5 năm. Nếu như chưa đến 5 năm nhưng có luật được ban hành thì điều chỉnh bằng luật, nghị quyết mất hiệu lực. Còn trong thời gian 5 năm đó mà nợ xấu vẫn tiếp tục thì phải dùng nghị quyết để điều chỉnh nếu chưa có luật.

Đừng biến tổ chức tín dụng thành cơ quan công quyền

Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, để xử lý được nợ xấu thì phải xác định được rõ quyền của tổ chức tín dụng trong việc xác định tài sản thế chấp. Đây là nút thắt quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, không để tổ chức tín dụng cho vay rồi lại phải mất thời gian đòi nợ và cam kết, phải liên hệ hợp tác rồi phải ra Tòa án để xử lý thì không được. Nghị quyết cần phải làm rõ, người vay phải hiểu được rằng vốn tín dụng là tiền của người dân, huy động từ người dân và ngân hàng chỉ là trung gian tài chính để lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của người vay và người sử dụng có hiệu quả phải chấp nhận xử lý tài sản sau khi vi phạm hợp đồng. Cùng nói về mấu chốt là quyền của tổ chức tín dụng đối với tài sản thế chấp, đại biểu Phạm Hồng Phong, đoàn Hậu Giang cho rằng, một số điều trong dự thảo chưa phù hợp và có mâu thuẫn với luật hiện hành và không khả thi khi áp dụng. Theo đại biểu, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm nghĩa là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, nguyên tắc này là trái với Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013, "quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an, ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" không đúng với Điều 301 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ sử dụng cụm từ "giao tài sản" để xử lý mà không sử dụng cụm từ là "thu giữ tài sản bảo đảm" bởi lẽ hợp đồng tín dụng trong đó có giao dịch bảo đảm là quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận giữa các bên và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, giao quyền thu giữ tài sản là biện pháp hành chính được giao cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu hiển nhiên đã trở thành cơ quan công an, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tòa án và thi hành án. Trong thực tế sẽ xảy ra nhiều trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm sẽ không giao tài sản bằng nhiều hình thức như đưa người già yếu, người ốm đau và cả bàn thờ để cản trở việc thu giữ tài sản thì cơ quan nào thực hiện cưỡng chế, nếu không khéo sẽ gây bất ổn trật tự, an toàn tại địa phương.

Chống đối quyết liệt khi bị thi hành án

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang, đoàn Nghệ An cho rằng, cơ chế thu hồi về xử lý tài sản, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là một quá trình hết sức khó khăn, phức tạp do luôn gặp sự chống đối quyết liệt của người có tài sản và những người có liên quan thực hiện công tác thi hành án dân sự cho thấy có những trường hợp tấn công người thi hành án, người thi hành công vụ hoặc tự thiêu, tạt axit... Họ phải trực tiếp tổ chức thu giữ, xử lý tài sản hay được phép thuê một lực lượng khác để “bảo kê” thu giữ, xử lý tài sản này? Quốc hội phải có một cơ chế rõ ràng để xử lý nhất là đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành thu giữ, xử lý tài sản của người Việt Nam, nếu không sẽ không lường được những hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, trật tự xã hội.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 12 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 12 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 13 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top