Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi ám ảnh “không biết đẻ”

Thứ hai, 11:31 06/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong khuôn khổ Chiến dịch truyền thông Quốc gia “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” đang được tổ chức tại Việt Nam, tuần qua, hàng nghìn thanh niên, phụ nữ và nhiều tầng lớp trong xã hội đã cùng đi bộ, diễu hành, góp thêm sức mạnh truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cho cộng đồng về vấn đề nóng bỏng này. Thông điệp của Chiến dịch nhằm gửi tới hàng triệu người dân trên khắp đất nước Việt Nam, đó là: Bé gái hay bé trai đều có quyền bình đẳng, đều có quyền hưởng cơ hội ngang bằng nhau trong suốt cả cuộc đời.

 

Đến năm 2013, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Ảnh: Chí Cường
Đến năm 2013, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Ảnh: Chí Cường

 

Áp lực không tên

Chị Nguyễn Thị H (ở Thanh Miện, Hải Dương) dù đã có 4 cô con gái nhưng vẫn có ý định sinh tiếp. Cách đây 3 tháng, khi chị sinh được cậu con trai út, cả họ mạc vui như hội. Vui đến mức, dù kinh tế gia đình khó khăn nhưng bố chồng chị gom được 10 triệu đồng tổ chức mừng đứa cháu đích tôn được cả dòng họ mong chờ gần chục năm nay. Còn chị H, từ nay thoát cảnh bị cả nhà chồng chì chiết rằng “không biết đẻ”.

Câu chuyện này được chia sẻ trong Chương trình “Chuyện đương thời” phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam mới đây, khiến không ít người suy ngẫm về vấn đề đằng sau niềm vui “đón” được bé trai đích tôn: Đó là niềm khát khao, ưa thích con trai, coi nhẹ giá trị nữ giới của bao nhiêu thế hệ người Việt. Vậy tại sao áp lực phải sinh bằng được con trai lại ghê gớm đến vậy?

Một cuộc phỏng vấn nhanh được tiến hành tại Chương trình “Chuyện đương thời” dành cho khán giả, là những người dân, bao gồm cả những người sinh con một bề là gái và những gia đình có ít nhất một con trai, rằng: Họ sợ điều gì khi phải đối mặt với việc nếu không sinh được con trai? Kết quả cho cho thấy, 30% số người được hỏi cho rằng họ sợ gia đình tan vỡ; 30% ý kiến sợ dòng họ sẽ tuyệt tự; số người lo ngại không có người thờ cúng sau này cũng chiếm tỷ lệ cao... Những áp lực không tên khi sinh con gái được nhiều người trong cuộc (sinh con một bề là gái) chia sẻ, đó là sự bất hiếu, bị coi thường, phải chứng minh năng lực sinh được con trai, vợ lo giữ chồng…

Ở góc độ một nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội, TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng cho rằng: Tâm lý ưa thích, khát khao con trai, áp lực không tên khi sinh con gái “bắt nhịp” cùng điều kiện công nghệ kỹ thuật (siêu âm, phá thai lựa chọn giới tính...) đã khiến “cơn sốt” mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) chưa có dấu hiệu  ngừng lại. Đến năm 2013, TSGTKS của nước ta là 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái, một số địa phương, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Hồng, con số này còn cao hơn rất nhiều.

Đừng vì lợi ích trước mắt mà quên đi hệ lụy lâu dài

Chia sẻ tại cuộc diễu hành với chủ đề “Chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) mới được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: “Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này, đến khoảng năm 2050, sẽ có khoảng 2,3- 4,3 triệu nam giới Việt Nam không lấy được vợ. Điều đó cũng có nghĩa là có chừng đó phụ nữ ở tuổi đó (là những bé gái hiện nay) không được sinh ra. Trong khi, việc nối tiếp các thế hệ, thông qua việc sinh sản thì phải có nam, có nữ”.

Giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này, theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế là phải tác động được vào tư tưởng muốn có con trai của một bộ phận xã hội, chứ không phải là việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Là một chuyên gia về giới, BS Phan Thu Hiền (cán bộ UNFPA) nhấn mạnh, đây không còn là vấn đề tâm lý xã hội, mà là bất bình đẳng giới, là hạ thấp vị thế của người phụ nữ. Trong thẳm sâu đa số người dân Việt đều có mong muốn, khát khao sinh con trai. Tuy nhiên, khi các bậc cha mẹ như chúng ta bày tỏ mong muốn đó, lại không đặt mình vào vị trí của con cái để nghĩ. Nếu sinh ra, các em gái biết mình không phải là cậu con trai như mọi người mong đợi, đó là một sự bất công và rất dễ khiến các em tủi thân. Bất bình đẳng giới, “trọng nam khinh nữ” cũng bắt nguồn từ những kỳ vọng, những sự "trao quyền" gần như là “mặc định” đối với nam giới. Khi một bé trai được sinh ra, đã được nuôi dạy và kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột gia đình, chịu trách nhiệm hương hỏa dòng họ, tổ tiên... các em được cho ăn học, tạo điều kiện, môi trường để thỏa lòng kỳ vọng đó. Chính nó vô tình đã mặc định vai trò của người phụ nữ, bé gái trong gia đình là thứ yếu.

Nhiều chuyên gia về giới, dân số đã khẳng định: Khi phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm. Thậm chí, nữ giới còn làm tốt hơn.

Những hoạt động trong khuôn khổ Chiến dịch truyền thông Quốc gia “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” tại Việt Nam nhằm kêu gọi hãy để các bé trai, bé gái được sinh ra theo quy luật tự nhiên, vì lợi ích của thế hệ tương lai, vì chất lượng nguồn nhân lực Việt.

 

Chỉ mới nghĩ đến niềm vui trước mắt

Ở một góc độ khác, TS Đặng Hoàng Giang- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng cảnh báo: “Một bộ phận người dân chỉ mới nghĩ đến niềm vui trước mắt là có người nối dõi tông đường, quá mải mê, suy tư làm sao để có được một cậu đích tôn, chính họ lại bỏ quên luôn cả số phận của những bé trai đó. Sau này liệu các em có lấy được vợ hay không? Hay phải cạnh tranh với các cậu con trai của những gia đình khá giả hơn hoặc thậm chí là đàn ông nước khác, có điều kiện kinh tế hơn? Đây là lúc chúng ta phải nghĩ lại một cách nghiêm túc”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 28 phút trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top