Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi đau mất con vì mẹ bị đái tháo đường thai kỳ

Thứ ba, 07:44 13/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - n Thu Nguyên Tại Việt Nam, năm 2014 có 3,3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), trong đó có 20,3% thai phụ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ. Không ít thai – sản phụ do không kiểm soát đường huyết, chữa trị bệnh ĐTĐ thai kỳ, đã mất con trong niềm ân hận, xót xa…

 

Nếu có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, cần thông báo cho bác sĩ điều trị trong lần mang thai tiếp theo. Ảnh: Chí Cường
Nếu có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, cần thông báo cho bác sĩ điều trị trong lần mang thai tiếp theo. Ảnh: Chí Cường

 

Nỗi ân hận của người mẹ

Sau 5 năm cố công tìm kiếm phương cách, chạy chữa để có một đứa con, may mắn đã mỉm cười với vợ chồng chị Hoàng Thị T (32 tuổi, ở Thanh Miện, Hải Dương). Hơn 9 tháng chờ đợi, bé trai 3,8kg ra đời bằng phương pháp sinh mổ, trong niềm hân hoan của họ mạc hai bên. Ai nấy đều phấn khởi vì “mẹ tròn con vuông”. Do được tẩm bổ vì mang thai, chị T tăng đến gần 30kg trong thai kỳ. Lại lo lắng thai không an toàn nên hầu như chị T không luyện tập thể lực, suốt thai kỳ chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc đi khám xem thai có tăng cân hay không. Vậy nên, lúc lên bàn mổ đẻ, chị nặng tới 80kg.

Vừa lọt lòng, cắt rốn, con trai chị được đưa đến phòng sơ sinh. Tuy nhiên, 2-3 tiếng đồng hồ sau, gia đình chị được tin bé phải đi cấp cứu gấp do hạ đường huyết đột ngột, suy hô hấp sơ sinh. Những nỗ lực cứu chữa không thành, đứa trẻ sau 5 năm chờ đợi của chị đã qua đời. Kết quả xác định nguyên nhân cho biết, chị T mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ nhưng không thông báo tiền sử bệnh cho nhân viên y tế. Con chị cũng bị mắc ĐTĐ ngay từ trong bụng mẹ.

Một trường hợp khác cũng được chính PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai tại Hội thảo “Những điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ cho bà mẹ mang thai”, chia sẻ: Đó là thai phụ mang thai tới tuần thứ 39 nhưng đã phải vĩnh viễn mất con do biến chứng sớm của ĐTĐ thai kỳ.

“Hạ đường huyết sơ sinh, suy hô hấp sơ sinh là hai trong số nhiều nguy cơ biến chứng sớm cho thai có mẹ bị ĐTĐ thai kỳ”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân nói. Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, 25 - 40% con ở mẹ ĐTĐ thai kỳ bị hạ đường huyết nặng trong vài giờ sau đẻ. Nguy cơ này sẽ tăng lên cao nếu kiểm soát đường huyết kém và nhất là đường huyết cao khi chuyển dạ, đặc biệt khi mổ lấy thai. Trường hợp đường huyết hạ nặng và kéo dài có thể gây tổn thương hệ thần kinh của trẻ, khiến trẻ kém phát triển trí tuệ. Khi thai phụ bị ĐTĐ thai kỳ, nguy cơ suy hô hấp sơ sinh tăng lên do thiếu chất surfactant – một chất ảnh hưởng lên tính đàn hồi của phổi, có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch lót phế nang 2 -14 lần…

Cứ 5 thai phụ, có 1 người mắc ĐTĐ thai kỳ

Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, năm 2014 có 387 triệu người hiện mắc bệnh ĐTĐ. Nếu không phòng chống bệnh cụ thể, sẽ có khoảng 592 triệu người mắc căn bệnh này trong vòng 22 năm tới. Cũng theo thống kê này, Việt Nam có 3,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ năm 2014.

Đặc biệt, số liệu cho thấy, có đến 15% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới có khả năng bị mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ. Theo một nghiên cứu khác, tỉ lệ thai phụ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ ở Việt Nam là 20,3%. Có nghĩa là, cứ 5 thai phụ thì có 1 người mắc ĐTĐ thai kỳ.

Các chuyên gia cảnh báo, ĐTĐ thai kỳ nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các tai biến như: Nguy cơ tử vong chu sinh tăng gấp 4 lần so với bình thường; Nguy cơ sinh non tăng hơn gấp đôi (14,02%) so với tỉ lệ thông thường (6,55%); Tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh trên lâm sàng tăng hơn 20 lần so với mức bình thường; Nguy cơ khởi phát chuyển dạ tăng hơn gần 3 lần so với mức bình thường; Hơn 50% phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ bị ĐTĐ típ 2 trong vòng 5 -10 năm sau khi sinh.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, dù thai phụ và thai nhi, trẻ sơ sinh phải đối diện với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, nhưng trên thực tế, ĐTĐ thai kỳ lại chưa được cộng đồng quan tâm và hiểu đúng. Những người có nguy cơ cao bị ĐTĐ thai kỳ là người bị béo phì: Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, đặc biệt là người có quan hệ trực hệ như bố, mẹ, anh, chị, em; bị rối loạn dung nạp glucose hoặc ĐTĐ thai kỳ trước đó; hội chứng buồng trứng đa nang; tiền sử sinh con to, đa ối; hiện tượng đường có trong nước tiểu. Ngoài ra, những người bị thai lưu nhiều lần, sinh non cũng nên tầm soát ĐTĐ…

“Một trong những biến chứng các thai phụ thường gặp trong ĐTĐ thai kỳ, đó là nhiễm khuẩn tiết niệu và thiếu máu mạn tính. Trên thực tế, nhiều cặp đôi trước khi cưới say sưa chuẩn bị hôn lễ, tuần trăng mật… nhưng quên mất việc phải khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát bệnh tật. Do đó, chị em không biết rằng mình bị ĐTĐ hoặc bị thiếu sắt, thiếu máu. Trong khi đó, đường huyết cao sớm trong thai kỳ (khoảng 8 tuần đầu) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và các cơ quan của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh. Việc kiểm soát trong mức bình thường trước khi có thai là rất quan trọng. Đặc biệt, nếu chị em đã từng bị ĐTĐ thai kỳ, nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo là 36%”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân cho biết.

 

Thai phụ bị ĐTĐ có được uống sữa?

“Nhiều người hỏi tôi, liệu mắc ĐTĐ thai kỳ, thai phụ có được uống sữa hay không? Tôi khẳng định là có. Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát đường huyết hàng ngày như thế nào. Ví dụ, nếu hôm nay đã ăn no, không nên uống sữa nữa. Sữa cho bà bầu cũng cần được chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày. Nếu bình thường một lần pha 4-6 thìa/cốc sữa/lần, thì nay chia số đó thành 2 lần, đặc biệt phải theo dõi sát đường huyết bản thân. Hoặc khi đang điều trị bằng tiêm insullin, thai phụ cũng cần có chỉ định của bác sĩ về việc uống sữa bầu”.

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top