Từ duyên nghiệp với trẻ đặc biệt
Chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện của mình bằng những tâm sự của chị về cơ duyên gắn bó với trẻ em. Năm 2005, Nguyễn Viết Hiền đăng ký vào Đại học Sư phạm TP HCM, chuyên ngành Giáo dục Mầm non với mong muốn được hiện thực hóa giấc mơ trở thành một cô giáo dạy trẻ.
Nhớ về quyết định đặc biệt đó, đôi mắt của người phụ nữ chạm ngưỡng tuổi trung niên vẫn ánh lên những vầng sáng của thanh xuân: "Mình thấy trẻ em đặc biệt lắm. Nhìn vào ánh mắt và nụ cười của chúng, mình thấy hệt như những thiên thần. Đó là lý do duy nhất để mình gắn bó với công việc giáo dục trẻ. Và tính đến nay đã 10 năm mình vẫn gắn bó với trẻ em".
Tình yêu đặc biệt đó đã khiến Viết Hiền nỗ lực hơn trong suốt quá trình sinh viên của mình. Là người ngoại tỉnh, gia đình không khá giả nên Hiền bắt đầu đi làm gia sư. Cái duyên nghiệp đặc biệt với chị đó là học sinh đầu tiên trong quãng đời làm thầy lại chính là một trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Gia đình chị nhận dạy có đến hai trường hợp đặc biệt. Một bé đã lớp 4 nhưng không thể tính nhẩm, một bạn đã 21 tuổi nhưng vẫn chưa có ngôn ngữ giao tiếp.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, cô sinh viên trẻ tuổi càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả, trăn trở của phụ huynh khi có những đứa con "đặc biệt". Thời điểm đó, những tài liệu, phương pháp giáo dục Hiền được học còn hạn chế nên cứ sau mỗi giờ dạy, cô giáo trẻ lại miệt mài nghiên cứu, học hỏi phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm từ các tài liệu trong và ngoài nước.
Thay đổi phương pháp liên tục, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ròng rã nhiều tháng liền, cô giáo Hiền khiến học sinh ngày càng tiến bộ. Chị vẫn nhớ lắm cái khoảnh khắc đặc biệt trong đời đó. Em học sinh lớp 4 đã có thể cộng nhẩm. Còn chàng trai 21 tuổi, nặng 120 cân, lớn tuổi hơn cả cô giáo thời điểm đó có một sự thay đổi đặc biệt.
"Hôm đó, mình chuẩn bị đến dạy, thấy bạn ấy đã ngồi ngay cầu thang chờ. Mình đến, bạn ấy dang tay ra và ôm chầm lấy mình gọi: "Cô". Tiếng "cô" ấy không gãy gọn nhưng chứng tỏ bạn ấy đã bắt đầu có ngôn ngữ giao tiếp. Điều mà 21 năm qua bạn ấy chưa có. Khoảnh khắc đó khiến mình xúc động khó tả" - Hiền nhớ lại.
Và cũng sau khoảnh khắc đó, như duyên nghiệp đưa đẩy, Viết Hiền gắn bó với công tác giáo dục những trẻ đặc biệt cùng niềm tin giản dị: "Mình chắc chắn sẽ làm được. Nghề đã chọn mình thì khó đến đâu học đến đấy".
Đến hành trình gỡ rối cho trẻ tự kỷ
Chăm chỉ học tập cộng với vốn hiểu biết thực tế khi liên tục dạy các trẻ em đặc biệt trong suốt 4 năm làm sinh viên, Viết Hiền được nhận về làm giảng viên bộ môn Giáo dục mầm non của trường Đại học An Giang. Ngoài các môn phương pháp, cô Hiền còn được phân công giảng dạy môn Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non.
Trong suốt 10 năm gắn bó với việc trực tiếp giảng dạy cho trẻ đặc biệt, cô Hiền tiếp xúc nhiều nhất với trẻ tự kỷ. Cô tâm sự: "Nhiều gia đình trở nên khủng hoảng khi có một đứa con mắc chứng tự kỷ. Trăn trở lớn nhất của phụ huynh là tìm chỗ học cho con và phương pháp can thiệp phù hợp".
Thấu hiểu nỗi lo đó, cô Hiền đã kỳ công nghiên cứu để tìm ra phương pháp riêng, mang đến hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Với cô Hiền, mỗi một trẻ đều có những khó khăn riêng. Do đó, giáo viên muốn có phương pháp can thiệp phù hợp thì cần hiểu được khả năng và nhu cầu của từng trẻ, đó chính là chìa khóa của việc tiếp cận.
Điều đặc biệt hơn, trong mỗi tiết dạy của cô Hiền phụ huynh cũng sẽ trở thành người đồng hành cùng con. Mô hình can thiệp nhóm được ra đời: chuyên gia, phụ huynh và cô giáo ở trường sẽ cùng nhau phối hợp trong lộ trình can thiệp cho trẻ. Cứ sau mỗi buổi dạy, cô lại dành ra 15 phút để cùng tâm sự với phụ huynh cũng như hướng dẫn cách can thiệp cho con phù hợp nhất.
Để tiện cho phụ huynh hiểu, Th.S Nguyễn Viết Hiền thường giải thích về rối loạn phổ tự kỷ như sau: "Rối loạn phổ tự kỷ không phải là bệnh mà là một loại rối loạn phát triển. Mà đã là rối loạn thì mình phải cùng nhau gỡ rối". Nói là thế nhưng cũng không ít lần cô Hiền đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy cũng như việc phụ huynh không phối hợp trong phương pháp. Thế là những buổi tư vấn riêng lại ra đời: "Nhiều trẻ mình phải sắp xếp đến 3 buổi để gặp bố, mẹ, ông bà nhằm tìm được tiếng nói chung!".
Khi những thiên thần "bừng tỉnh"
Có theo dõi một buổi dạy trẻ tự kỷ của chị Hiền mới thấm hết cái nỗ lực lẫn sự nhạy cảm của một giáo viên can thiệp. Trong màn hình máy tính của chị đầy ắp những hồ sơ và dữ liệu. Phần nhiều dung lượng dành để lưu trữ những tư liệu ghi lại sự tiến bộ của học sinh qua từng buổi dạy. Tất cả được thạc sĩ Hiền dữ liệu hóa bằng hình ảnh, video và các số liệu cụ thể.
Theo chị Hiền, với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, những ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Đầu tiên, giáo viên cần phải phá bỏ được khoảng cách với trẻ. Khi thì dùng ánh mắt để giao tiếp, khi thì tỏ ra "thu mình" để trẻ chủ động mời gọi mình chơi cùng. Cứ thế sau từng buổi học, nếu thấy trẻ chủ động dẫn dắt cô chơi hoặc vui mừng khi cô đến là biết mình đã được trẻ chấp nhận.
Tôi hỏi chị: "Đã bao giờ cô Hiền bị học sinh từ chối chưa?". Chị cười đáp: "Đó là điều khó tránh với giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Vì thực ra nói là có phương pháp chung nhưng với mỗi một trẻ mình sẽ lại phải thay đổi, nghiên cứu cho phù hợp".
"Với phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ, họ gần như vô vọng khi chờ đợi sự tiến bộ của con. Chính vì vậy, những sự thay đổi nhỏ nhất, tưởng như bình thường nhất cũng đem lại cho họ niềm hạnh phúc vô bờ bến. Một nụ cười, một tiếng gọi mẹ đôi khi phải kiên nhẫn chờ đợi một thời gian dài. Mình cố gắng giúp niềm hạnh phúc đó đến với phụ huynh sớm hơn", cô Hiền trải lòng.
Hồ sơ ấn tượng gần đây nhất là bé M, 20 tháng tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội. Chị Mai, mẹ của bé M tâm sự với chúng tôi: "Mình phát hiện ra con có những dấu hiệu bất thường khi con 20 tháng tuổi. Con có thể trạng yếu, nôn, ăn uống rất khó khăn, không giao tiếp tiếng Việt mà chỉ phát ra những âm lung tung, nghe có từ là tiếng anh, có từ là âm không xác định. Con đã đi nhà trẻ từ lúc 20 tháng, ngoài ra, mỗi ngày con đi can thiệp 1 tiếng cuối giờ chiều ở trung tâm nhưng mãi đến khi con 3 tuổi vẫn chưa nói được từ nào. Con không hợp tác với người lớn, gọi không quay đầu, không biết chỉ tay, không làm theo mệnh lệnh, lặp đi lặp lại hành vi cầm cây bút chì hoặc vật nhỏ dài đặt sát lên má. Vợ chồng mình rất lo lắng khi biết con mắc chứng tự kỷ".
Sau một năm gặp cô Hiền, gần như mọi thứ đã thay đổi với gia đình chị Mai, chị vui vẻ kể về những "kỳ tích" của con: "Con bây giờ đã có thể giao tiếp cơ bản, hát được nhiều bài hát, nhận biết được các chữ số, không nói linh tinh. Trong mỗi buổi can thiệp, mình được ngồi học cùng con. Cuối giờ học, cô Hiền thường ngồi nói chuyện với cả nhà mình để hướng dẫn phương pháp dạy con. Đó là may mắn của gia đình khi được gặp cô Hiền".
Dù đã can thiệp cho rất nhiều trẻ nhưng mỗi một sự tiến bộ của 1 trẻ đều ý nghĩa đặc biệt với chị. Bởi đó là phần thưởng, sự động viên lớn nhất sau một hành trình dài. Chị Hiền và những phụ huynh của mình gọi khoảnh khắc đó là sự "bừng tỉnh" của những "thiên thần lơ đãng".
Để yêu thương được nối dài
Đầu năm 2020, chị Hiền về công tác tại Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Mặc dù bận rộn với công việc can thiệp cho các trẻ em đặc biệt, nhưng chị vẫn luôn nỗ lực trong vai trò mới này của mình.
Những tiết dạy trên giảng đường của chị luôn là điều đặc biệt với sinh viên. Chị luôn coi công việc của mình là một người thầy dạy nghề: "Mỗi giờ dạy mình luôn muốn truyền đạt nhiều nhất cho sinh viên những kiến thức thực tiễn. Trong vai trò là giảng viên, mình muốn sau này ra trường, các em có thể làm nghề bằng cả cái tâm, đem lại hiệu quả cao nhất. Muốn vậy cả lý thuyết lẫn kiến thức thực tiễn đều phải chắc chắn".
Chị Hiền gây ấn tượng đặc biệt với sinh viên không chỉ ở những tiết dạy trên lớp mà còn bởi những tiết thực hành cùng chị khi dạy những trẻ đặc biệt. Mỗi khóa học, chị lại tập hợp từ 30-40 sinh viên có niềm đam mê dành cho trẻ đặc biệt để tập huấn, trao đổi phương pháp. Nhiều sinh viên sau khi được thạc sĩ Viết Hiền đào tạo đã trở thành đồng nghiệp cùng chị.
Phan Trung Bạo, sinh viên K8 Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đầy tự hào khi chia sẻ với chúng tôi: "Bọn em may mắn được gặp cô Hiền ở môn học Giáo dục sớm với những tiết học cực kỳ hào hứng và đam mê. Học cô Hiền, cả lớp cứ như được bật công tắc đam mê vậy. Khi biết cô Hiền có can thiệp cho trẻ tự kỷ, chúng em đều mong mỏi được tham gia thực tế cùng cô. Cô luôn đúng giờ, đúng phương pháp và tỉ mỉ trong từng ca dạy của mình. Nhờ có sự chỉ bảo của cô mà đến nay chúng em cũng đã có thể can thiệp được những ca nhẹ. Cứ mỗi lần thấy các con biết cười, biết đánh vần, biết nói là cô trò lại vỡ òa hạnh phúc".
ThS. Nguyễn Viết Hiền trong một lần đến Trưởng Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình tập huấn cho các giảng viên về can thiệp sớm cho trẻ rối loạn tự kỷ, tăng động, chậm nói,...
Với chị Hiền, để can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ, chỉ phương pháp là chưa đủ. Điều quan trọng nhất là sự nhạy cảm và niềm tin: "Dù bạn có là một người giỏi về phương pháp đến đâu nhưng không có niềm tin thì cũng rất khó có hiệu quả. Giáo viên can thiệp trẻ tự kỷ cần phải rèn luyện sự nhạy cảm để giao tiếp bằng tất cả những giác quan. Có khi cả một tiết dạy đến phân nửa là giao tiếp bằng ánh mắt để kích hoạt khả năng tương tác và ngồi chơi cùng trẻ. Khi không có kết quả ngay, niềm tin là thứ giúp giáo viên vượt qua".
Hiểu rõ nỗi vất vả và sự trăn trở của các giáo viên khi trong lớp có các trẻ đặc biệt, nhiều năm qua, chị Hiền đã phối hợp tổ chức nhiều khóa tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho các đồng nghiệp trên khắp cả nước. Qua những khóa học, nhiều giáo viên cũng đã được "gỡ rối" về phương pháp, nghiệp vụ để giúp trẻ đặc biệt hòa nhập với cuộc sống. Dù vất vả nhưng khi nhìn thấy phương pháp của mình được áp dụng cho nhiều học sinh hơn, chị Hiền hạnh phúc gọi đó là hành trình nối dài những yêu thương.
Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, có một người đàn ông ngồi lặng lẽ, duy chỉ có ánh mắt hiền thì luôn dõi theo những chia sẻ của chị Hiền. Đó là anh Ý - chồng chị. Với công việc bận rộn và đặc biệt của mình, may mắn dành cho chị là có một người chồng thấu hiểu và hoàn toàn ủng hộ vợ. Anh Ý trải lòng: "Nhiều lúc, hai vợ chồng ăn tối lúc 23h đêm. Vợ vừa nâng bát thì lại có cuộc gọi tư vấn "tình huống khẩn cấp" của một phụ huynh nào đó. Vì thấu hiểu nên mình chẳng trách móc gì mà càng thương và tự hào vì vợ nhiều hơn".
10 năm, rất nhiều học sinh đặc biệt từ nhiều nơi đã được thạc sĩ Nguyễn Viết Hiền can thiệp để hòa nhập cộng đồng. Chị vẫn đang miệt mài trên bục giảng và trong những tiết can thiệp trực tiếp. Người phụ nữ ấy có một sức hút đặc biệt từ ngọn lửa của yêu thương và trí tuệ. Ngọn lửa đó đang ngày ngày được tiếp nối, lan tỏa với các sinh viên được học chị trong sứ mệnh thiêng liêng của một người thầy, một "bác sĩ tâm lý" mở khóa cánh cửa hòa nhập cho các trẻ em đặc biệt.
Huy Hoàng - Hà An
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 55 phút trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định có tổng mức đầu tư 361 tỷ đồng đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng và đi vào hoạt động ngay trong tháng 12/2024.
3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong tháng 12 này, có 3 con giáp đặc biệt may mắn, có sự giúp đỡ của các quý nhân khiến cuộc sống, công việc của họ suôn sẻ, phát triển hơn.
Thông tin mới nhất về quyền hạn của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có điểm gì mới theo Thông tư số 69/2024/TT-BCA?
Phát hiện thêm hàng nghìn viên nén nghi ma túy dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Pháp luật - 1 giờ trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
Đứa cháu bất nhân (P cuối): Kẻ gian sát vách
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi vụ đào mộ, trộm hài cốt xảy ra, Công an tỉnh Thanh Hoá đã huy động nhiều đơn vị cùng phối hợp phá án...
Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Hai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy
Xã hộiGĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.