Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước hoa vào mắt, mũi, miệng có độc?

Thứ ba, 14:47 18/01/2011 | Y tế

Mặc dù biết nước hoa lành tính nhưng vẫn có không ít người thắc mắc không biết nước hoa có gây độc, rủi sơ ý làm rơi nước hoa vào miệng, thấm vào vết thương, vào mũi, tai, mắt... thì có nguy hiểm không?

Nước hoa, nếu được chọn và sử dụng đúng sẽ góp phần vào nét đẹp mà hình thể chưa thể hiện được hết. Còn chọn sai và dùng quá đà, sẽ hạn chế nhiều vẻ đẹp vốn có. Thói thường, sự lôi cuốn về khứu giác rất quan trọng, hỗ trợ nhiều cho sự hấp dẫn về thị giác.

Nước hoa thực chất là dung dịch cồn

Nước hoa (còn gọi dầu thơm) là mỹ phẩm đã có từ xa xưa. Thời thượng cổ, con người đã biết dùng hoa, lá của các loại thực vật để nấu nước tắm hoặc gội đầu cho thơm. Thời phong kiến, các vị tiểu thơ và cung tần mỹ nữ thường giấu “túi thơm” (túi vải chứa loại chất thơm bí mật) trong người để toả mùi thơm hấp dẫn người chung quanh. Ngày nay, yêu cầu đó càng bức xúc nên chế tạo nước hoa đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển.
 

Sử dụng nước hoa là thói quen của nhiều người nhưng không ít người thắc mắc nước hoa có nguy hiểm không khi rơi vào mắt, mũi, tai...

Nước hoa là chế phẩm gồm nhiều loại tinh dầu hoà tan trong cồn, không được “dùng trong”, tức không dùng để uống hoặc không được tạo điều kiện làm cho nước hoa hấp thu vào máu. Đối với người lớn, vì lý do nào đó làm rơi nước hoa vào miệng, thấm vào vết thương, vào mũi, tai, mắt... với lượng nhỏ thì không hề gì (nếu là vết thương thì có thể gây đau xót làm cho khó chịu).

Riêng với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh, không nên để nước hoa tiếp xúc với mũi trẻ, cũng giống như không để “dầu gió nâu” (cũng là hỗn hợp tinh dầu có chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu camphor…) tiếp xúc mũi trẻ. Bởi đã xảy ra nhiều trường hợp bà mẹ dùng dầu gió nâu làm dính dầu vào mũi trẻ gây kích ứng, làm trẻ suy hô hấp rất nặng, có thể tử vong.

Cũng cần lưu ý, nhiều hoá chất trong nước hoa có thể gây dị ứng. Nếu bôi hoặc xịt nước hoa trên da mà thấy đỏ, ngứa, thậm chí nổi mề đay thì ngưng ngay không dùng loại nước hoa đó nữa. Hiện tượng nám da (hay sạm da) cũng thường xảy ra ở nhiều người, do trong nước hoa có chứa loại tinh dầu dễ làm da cảm ứng với ánh sáng mặt trời, gây sạm da (gọi là hiện tượng quang cảm ứng).

Chứng sạm da này có thể biến mất tự nhiên, không cần điều trị sau vài tuần, thậm chí vài tháng và đương nhiên không tiếp tục sử dụng nước hoa đó bôi lên vùng da sạm. Ta có thể tránh tác dụng bất lợi này bằng cách chỉ bôi nước hoa trên tóc, quần áo hoặc không bôi trực tiếp lên da.

Như đối với mọi loại mỹ phẩm, không nên lạm dụng nước hoa, mùi hương thoang thoảng bao giờ cũng quyến rũ hơn là một “rừng hương dày đặc”.

Vài lưu ý với người xức nước hoa

Để xem mùi nước hoa có thích hợp không, nên bôi một ít lên da, chờ vài phút sau mới ngửi chứ không ngửi trực tiếp vào lọ nước hoa. Bởi khi ta sử dụng, nhiều khi không còn là mùi nước hoa nguyên thuỷ mà là mùi nước hoa cộng với mùi da thịt chúng ta: bôi trên da để ngửi là cách thử chính xác nhất.

Nên thử nhiều loại nước hoa khác nhau và hỏi ý kiến người thân xung quanh để chọn loại dùng lâu dài, vừa thích hợp với mình mà cũng làm vừa lòng những người xung quanh.

Trước khi sử dụng nước hoa nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ vì dùng nước hoa là để tạo mùi thơm chứ không phải nhằm lấn áp mùi hôi. Nhiều khi mùi hôi trên quần áo tổng hợp với mùi nước hoa sẽ tạo mùi khó chịu.

Công dụng của nước hoa là cung cấp mùi thơm từ các loại tinh dầu. Tinh dầu có thể lấy từ nguồn thiên nhiên bằng cách chưng cất hoa, lá hoặc cây các loài thực vật. Hoặc hoàn toàn bằng con đường hoá học, người ta tổng hợp các loại tinh dầu có mùi giống như mùi tinh dầu thiên nhiên hay mùi không có trong thiên nhiên nhưng làm dễ chịu khứu giác.

Tinh dầu trong nước hoa là hợp chất dễ bay hơi, không tan trong nước, chỉ tan trong cồn. Cho nên tuy gọi là nước hoa nhưng thực chất nước hoa là dung dịch cồn, trong ấy lượng cồn chiếm đáng kể (thường là cồn 70 độ) bôi một ít nước hoa trên da, ta thấy mát lạnh, là do cồn bốc hơi thu lấy nhiệt. Trong nước hoa còn có chất tạo màu (vàng, màu xanh lá cây…) đặc biệt còn có chất cho mùi thơm và giữ mùi được lâu, gọi là chất định hương.

Chất định hương rất hay dùng là xạ hương, long duyên hương. Xạ hương lấy từ túi xạ, là tuyến nằm cạnh cơ quan sinh dục đực của hươu xạ. Xạ hương có mùi rất bền và thuộc loại hương liệu cao cấp. Còn long duyên hương (còn gọi long diên hương với nghĩa nước dãi của con rồng) là sản phẩm tiêu hoá có trong ruột một loài cá voi, bài tiết nổi trên mặt biển và được vớt lên chế biến.

Mỗi loại nước hoa có một mùi đặc trưng nhưng không chỉ chứa một loại tinh dầu mà là một tập hợp nhiều loại tinh dầu (mỗi hãng sản xuất sẽ giữ bí mật) theo một tỷ lệ nhất định để cuối cùng cho một mùi trội nhất.

Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
SGTT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top