Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước mắt chảy ở bản vắng đàn ông

Thứ ba, 09:04 13/02/2007 | Xã hội

GĐ&XH - Cách đây 2 năm, chúng tôi cùng đoàn cứu trợ đến xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn, Yên Bái) thì địa phương này vẫn còn ngổn ngang bùn đất sau thảm hoạ lũ quét. Và khi những vết thương từ thảm họa thiên nhiên đang dịu lại, thì những người dân ở đây đang phải hứng chịu một tai họa khác: đại dịch HIV/AISD...

Nó đang cướp dần đi sinh mạng những người đàn ông nơi đây, những người “nổi danh” một thời về tàn phá rừng Pơmu. Hệ quả họ mang về nhà sau những năm “tung hoành” trên rừng là nghiện hút, là bệnh tật...

U ám bản nhỏ

Con đường dẫn vào bản Vực Tuần lởm chởm sỏi đá, qua một con dốc cao mới vào được. Cả bản im ắng, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một vài ánh mắt u ám, len lén nhìn xuống từ những căn nhà sàn trong bản. Cả bản vắng lặng. Dẫn chúng tôi về bản, Trưởng công an xã, Hoàng Đông buồn bã cho biết “mình cũng có hai thằng em trai dính vào HIV/AISD. Một đứa đã chết đấy, nhà báo ạ”.

Gặp bà Phạm Thị Định, ở tuổi 75 rồi mà bà vẫn phải  oằn mình vác bó củi, lội qua dòng suối Lao để về đun bếp. Con trai bà, Hà Văn Thụ đã ra đi vì AIDS cách đây chưa đầy 5 tháng, cỏ vẫn chưa kịp xanh trên nấm mồ. Bây giờ, bà sống cùng con dâu Hoàng Thị Hà, năm nay mới 31 tuổi và hai đứa cháu trong căn nhà sàn tềnh toàng cuối bản.   

Đứng trước ban thờ nhà mình, bà Hoàng Thị Kim không ngăn nổi những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo. Vậy là đã hơn một năm, thằng con út Hà Văn Xiếc của bà đã bỏ bà mà đi vì bệnh AIDS, để lại cho bà đứa cháu nội 3 tuổi và cô con dâu chưa đến tuổi 30.

Giở tập hồ sơ ra cho chúng tôi xem, Bác sĩ Vũ Ngọc Đại, Trưởng trạm y tế xã Cát Thịnh cho hay: Theo thống kê, năm 2006 xã có 25 người chết vì AIDS, tất cả đều là đàn ông ở độ tuổi từ 20 đến 30. Hồ sơ còn ghi rõ, các đối tượng này nghiện ma tuý. Cá biệt có những gia đình, bố con cùng nghiện. Chẳng thế, bố “đi” chưa đầy một tháng thì con cũng “theo” bố vì không còn sức lực chống chọi với bệnh tật. Điển hình đáng buồn đó là gia đình ông Hà Văn Vinh (53 tuổi) và con trai Hà Văn Hùng (25 tuổi). Thấy nhà liền lúc chết hai người, sợ quá cô con dâu Nguyễn Thị Hoà để mặc đứa con nhỏ 3 tuổi cho bà nội, “trốn” về Phù Yên – Sơn La không dám trở lại bản nữa. Nhiều dòng họ trong bản có đến chục người cùng nghiện, anh rể với em vợ “chơi” chung kim, em trai pha thuốc cho anh trai chích...

Bản Vực Tuần thành một nơi vắng bóng  đàn ông, hàng chục người đàn bà goá bụa phải nuôi con một mình. Họ sống lặng lẽ như những cái bóng, vì không biết mình có dính bệnh AIDS từ chồng không? Mà không ai muốn đi thử máu vì sợ. Đã có một số người không chịu nổi cảnh u ám của làng bản, đã bỏ đi biệt xứ.

“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”...

Nặng nhọc kéo chiếc xe cải tiến chở cát từ suối Lao về, người từng được mệnh danh “lực sĩ của bản” năm nào, Hà Văn Võ, nay chỉ còn là “con mèo ướt”. Mới 36 tuổi nhưng trông Võ như... ông lão 60. Võ đang thực hiện nốt ước mơ từ thủa bé là đào ao nuôi cá. Tay chân Võ chưa bị lở loét như anh em Hà Văn Bang, Hà Văn Biên nhưng Võ lại thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy. Mặt vàng, môi xám xịt nên trông bộ dạng rất thảm hại. Võ kể: “Từ những năm 90 trở đi, bắt đầu vào cơn khát gỗ, chẳng riêng gì em, có đến 99,9% thanh niên ở cái bản Vực Tuần này đi phá rừng. Bọn em cứ dọc theo dòng suối Lao lên thượng nguồn mà “làm thịt” Pơmu”. Hàng loạt cánh rừng như Đồng Khê, Mường Cơi (Phù Yên – Sơn La), Hùng Ca (Trấn Yên), Bản Mù, Tà Xùa (Trạm Tấu) đã bị một số người dân Văn Chấn “làm thịt” hết. Những cây gỗ Pơmu có đường kính trên 2m bị lâm tặc đẵn, xẻ tan tành. Cả bản Vực Tuần đi làm gỗ, đẵn cây, phá rừng. Thanh niên cứ vác được cái...cành cây là được sung vào “hàng ngũ” lâm tặc. Phá rừng triền miên như vậy, mỗi ngày đám lâm tặc như Võ, Bang, Biên, Vinh... cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng. Để kích “năng suất” lao động, các ông chủ gỗ cung cấp “tiền tươi” ngay cho lâm tặc. Vì vậy, mặc dù sống ở trong rừng nhưng lâm tặc tha hồ ăn tiêu, thích gì là vào bản mua. Lợn thịt cả con, cứ treo khô ăn dần, gái điếm cũng theo lên rừng phục vụ lần lượt cả đám... Muốn thuốc phiện thì tìm vào... bản, giá rẻ như cho (so với giá thành thị). Sống giữa rừng già, đám lâm tặc giống như đám thổ phỉ, quanh năm chỉ biết đến tiếng cưa, tiếng chặt gỗ... và lần lượt cả đám sa vào sự quyến rũ của “nàng tiên nâu”. Bao nhiêu sức lực, tiền bạc cuối cùng cũng đi trọn một vòng tuần hoàn cay nghiệt.

Ngồi cạnh tôi, Hà Văn Biên vừa rít thuốc lào vừa ân hận. Tất cả chỉ  vì tiền và cuối cùng là vì thú vui của bản thân mình, đã biến Biên một thời “nổi danh” chặt hàng nghìn cây Pơmu trở thành kẻ chờ chết. Gỗ theo tay chủ buôn, tiền bạc bay theo những mũi tiêm chích, bệnh tật hoành hành. Hai người vợ Biên, lây HIV từ chồng, bây giờ như những bóng ma lẻ loi trong bản đợi ngày tử thần về rước.

Trong những ngày ở đây, tôi cảm thấy người dân Vực Tuần quá bế tắc. Các goá phụ đã quen với cảnh ngày ngày thắp nhang cho chồng và bế con một mình trên những căn nhà sàn vắng lặng. Bất chợt có một đoàn khách nào đó quan tâm đến thăm hỏi thì chỉ nhận được những dòng nước mắt trào ra.

Được biết, riêng xã Cát Thịnh đến nay đã có tới 37 người nhiễm HIV. Song một cán bộ của huyện Văn Chấn cho rằng, con số đó là chưa chính xác, vì tất cả số bị phát hiện này đều do bắt buộc đi xét nghiệm. Thực tế, số người bị lây nhiễm HIV còn lớn hơn rất nhiều. Có bao nhiêu người ở Cát Thịnh bị lây nhiễm? Không ai dám trả lời. Đơn giản vì không thể ép hơn 8.000 người dân nơi đây cùng lúc phải đi xét nghiệm.

Chủ tịch xã Trần Văn Phụng than thở, biết bao giờ Vực Tuần thoát khỏi thảm hoạ này, không khéo Vực Tuần thành “Vực tử thần” mất thôi! Chủ tịch Phụng cũng đã nhiều lần đi kiểm tra cùng các đoàn xuống bản. Nhưng đúng là người dân ý thức chưa cao, rõ ràng hồ sơ xét nghiệm khẳng định là chồng hoặc con mình nhiễm HIV vậy mà gia đình lại bảo không. Thậm chí có nhà lại đòi đi cưới vợ (ở nơi khác) về cho con (đang nhiễm HIV). “Người dân chưa nhận thức rõ về vấn đề này” - chủ tịch Phụng buồn bực thừa nhận...

Trưởng xóm Hoàng Hữu Trường thì bất bình: “Có lần đoàn xe cổ động phòng chống ma tuý do huyện Văn Chấn tổ chức đi qua, có lẽ xe ngại đường dốc không vào bản? Loa cứ kêu ngoài đường xa rồi chạy mất, chẳng có ai chịu vào bản để phát tờ rơi cả”(?). Chúng tôi đi khắp bản, tuyệt nhiên chẳng thấy một khẩu hiệu nào cảnh báo về HIV/AIDS. Bà con than vãn, lâu lắm rồi không thấy có ai là bác sĩ đến khám bệnh cho bà con trong bản.

Mấy đứa trẻ trong bản đi học về, xúm quanh chiếc xe ô tô mà đoàn chúng tôi vào bản. Nhìn các em, cả đoàn ai cũng chạnh lòng. Nhiều em còn rất nhỏ tuổi (sinh năm 1998, 2000), gầy gò, nhỏ bé. Không biết những lâm tặc kia lúc lấy vợ liệu đã dính HIV chưa? Không ai biết, chỉ biết rằng các em nhỏ bản Vực Tuần đang rất khổ. Em mất cha, em thiếu cả mẹ lẫn cha. Các em sẽ làm gì khi bao gian truân đường đời đang chờ các em phía trước?

Vân Giang

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 46 phút trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 52 phút trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Thời sự - 4 giờ trước

Tại hiện trường vụ sạt lở, đồi núi bị đào xới nham nhở, quần áo, vật dụng của các nạn nhân nằm vương vãi khắp nơi.

Top