Nuôi con ăn học hàng tháng: 20 triệu cũng hết, 2 triệu cũng xong
Học phí dao động từ 10 – 15 triệu mỗi tháng chưa kể các phụ phí phát sinh, nhiều phụ huynh đang phải chi trả một khoản tiền không nhỏ hàng tháng để nuôi con ăn học.
20 triệu đồng vẫn chưa "đã"
Hành trình nuôi 2 cô con gái năm nay lên lớp 7 và vào lớp 1 của chị Thu Nga (Hà Nội) khá công phu. Là người làm trong lĩnh vực giáo dục, bản thân chị hiểu rằng, môi trường học tập tốt nhất phải là nơi phù hợp với tính cách của mỗi đứa trẻ.
Vì thế, với cô con gái đầu lòng, ngay từ bậc tiểu học chị đã cho con theo học tại một ngôi trường tư thục có đào tạo chương trình song ngữ.
“Tính cách của con hòa đồng và có khả năng học ngôn ngữ tốt. Do vậy, cả hai vợ chồng mình quyết định cho con theo học trường có yếu tố quốc tế. Định hướng của mình khi con học hết lớp 12 sẽ cho con du học”.
Ngoài khoản tiền học hơn 8 triệu/ tháng cố định, vợ chồng chị còn chi thêm 2,2 triệu cho con theo học các lớp học ngoại khóa vào buổi tối.

Trái ngược với tính cách cô chị, cô con gái út lại có phần nhút nhát và hướng nội hơn. Vợ chồng chị phải đắn đo liệu có nên cho con theo hướng đi giống chị gái.
“Khi học mầm non, tạng người con hơi yếu và có phần nhút nhát. Mình lo sợ con không thể hòa nhập được với môi trường quốc tế, mặc dù biết chất lượng dịch vụ của những trường này thường là tốt. Tuy nhiên, mình sợ rằng với tính cách và khả năng của con, sau này nếu con không du học thì cũng rất khó để thi đỗ vào một trường đại học tại Việt Nam”.
Vì thế sau khi cân nhắc, vợ chồng chị quyết định cho con gái út theo học tại một trường công lập. Ngoài ra, chị cũng cho con học thêm 2 lớp bổ trợ ngoại ngữ và một lớp toán tư duy với chi phí hơn 6 triệu đồng/ tháng.
Chị Nga cho rằng, dù con học ở môi trường nào, bố mẹ vẫn phải hướng con đi theo những gì phù hợp nhất với năng lực.
“Bản thân mình không tiếc tiền đầu tư cho con. Tuy nhiên, mình vẫn để bé thứ hai học trường công vì biết môi trường này phù hợp với tính cách của con. Học trường quốc tế tuy nhẹ nhàng, học sinh không phải đi học thêm nhưng kiến thức rất khó nâng cao. Trong khi học trường công tư duy toán của con có phần tốt hơn và câu từ, chữ nghĩa cũng không bị lộn xộn”.
Chị Nga nhẩm tính, chỉ riêng chi phí học tập của hai cô con gái cũng “ngốn” khoảng gần 20 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể các phụ phí phát sinh như ăn uống, đi lại và các khoản đóng góp cho nhà trường.
Chỉ 2 triệu cũng xong
Anh Nguyễn Viết Nhân từ quê Thanh Hóa lên Hà Nội kiếm sống bằng công việc đi đánh giày. 11 người trong căn phòng trọ xập xệ diện tích 9m2 là cuộc sống của anh cũng như những người bán hàng rong khác tại khu ổ chuột nằm sâu trong ngõ Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội).

Ở quê, nguồn thu nhập chính của anh chỉ xoay quanh công việc đồng áng. Từ khi lên Hà Nội, mức thu nhập này tăng lên 150 – 200 nghìn đồng/ngày. Anh dành ra 2 triệu đồng để chi tiêu cho bản thân. Số còn lại anh gửi về quê cùng vợ nuôi hai con nhỏ ăn học.
Anh Nhân liệt kê các khoản cố định phải tiêu mỗi tháng cho các con: tiền học phí và ăn trưa ở trường mẫu giáo cho con trai út 600 nghìn, tiền sữa uống thêm 300 nghìn. Đối với cậu con trai lớp 7, vì học tại trường làng nên chi phí cho việc học cũng không tốn là bao.
“Tốn nhất có lẽ là khoản đồng phục mỗi đầu năm học. Có thể với những gia đình có điều kiện không là vấn đề, nhưng với các gia đình lao động, mỗi năm may một bộ đồng phục mới lại là một khoản tốn kém không nhỏ” – Anh Nhân kể.
Dù tổng chi phí cho việc nuôi con không quá đắt đỏ so với thành thị, nhưng sau khi trừ các khoản chi tiêu hàng tháng, vợ chồng anh cũng chưa tích góp được khoản nào đáng kể. Trung bình mỗi tháng, chi phí anh Nhân nuôi 2 con ăn học hết khoảng 2 triệu đồng.
Nuôi một con cũng chóng mặt
Trong khi đó, dù chỉ có một cô con gái 3 tuổi nhưng vợ chồng chị Khuyên, nhân viên văn phòng, lại chóng mặt với những khoản chi phí nuôi con. Mức thu nhập hiện tại của hai vợ chồng chị khoảng 20 triệu đồng. Chị Khuyên kể, chỉ tính riêng giai đoạn 3 năm đầu đời, chi phí ăn uống của con khoảng 2 triệu/tháng bao gồm cả hoa quả, váng sữa. Ngoài ra, tiền học phí trường tư là 3 triệu đồng. Các khoản chi phí khác như tiền sữa, quần áo, đồ chơi cũng rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng.
Như vậy, sau 6 năm, tổng chi phí nuôi con hết khoảng 500 triệu đồng. Số tiền trên chưa bao gồm các khoản phát sinh, đau ốm.
Đến khi con bước sang bậc tiểu học và trung học, mức chi sẽ càng tăng lên với các chi phí đầu tư cho việc học tập, bán trú.
Chị Khuyên cho rằng, với những khoản chi tiêu này, mức lương 20 triệu đồng của cả hai vợ chồng cũng là chất vật để nuôi một đứa con ăn học đàng hoàng.
“Mình cũng bàn với chồng rằng nên sinh một con để nuôi dạy cho thật tốt. Mình biết nhiều gia đình sinh 2-3 con nên phải bơ phờ vì chuyện học tập, cơm áo gạo tiền. Cuối cùng, đứa trẻ lại không có được môi trường học tập tốt nhất.
Do vậy, mình sẽ dành 7 triệu/ tháng cho con thay vì chia số tiền đó làm đôi cho cả hai đứa. Có ít con, mình có điều kiện tập trung tối đa cho con phát huy mọi khả năng cả về trí tuệ lẫn phẩm chất”.
Bản thân chồng chị cũng hoàn toàn ủng hộ quyết định này của vợ. Hiện tại, cả hai vợ chồng chị còn lên kế hoạch tiết kiệm 15-20% thu nhập mỗi tháng làm sổ tiết kiệm cho con.
“Mình nghĩ rằng nhu cầu nuôi con của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, những điều cơ bản nhất dành cho con vẫn cần phải được đảm bảo. Do vậy, mình nghĩ nếu kinh tế chưa vững, bố mẹ không nên sinh hai con. Bản thân đứa trẻ cũng không sung sướng gì khi mọi chuyện từ quần áo, sách bút đều không được như bọn trẻ mong muốn”.
Theo VietNamNet

Bùi Đình Khánh bị bắt tại Thanh Hoá
Pháp luật - 3 giờ trướcCông an tỉnh Thanh Hoá phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ đã bắt thành công Bùi Đình Khánh (31 tuổi, quê TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tại TP Thanh Hoá.

Thắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túy
Thời sự - 6 giờ trướcRất nhiều người đã có mặt tại lễ tang Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải (29 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh) ở quê nhà Hưng Yên để tiễn biệt người chiến sĩ trẻ quả cảm.

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân.

Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá hy sinh khi bắt tội phạm ma túy
Thời sự - 7 giờ trướcThủ tướng Phạm Minh Chính cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.

13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi
Pháp luật - 7 giờ trướcTài xế Q cho biết, Bùi Đình Khánh lên xe liên tục hối thúc anh đi nhanh, đối tượng này cũng liên tục ngó ngang, ngó dọc trên suốt quãng đường đi.

Cựu Đại úy công an cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng lãnh 12 năm tù
Pháp luật - 7 giờ trướcCựu Đại úy công an Hoàng Duy Tiến cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng, sử dụng hàng chục công ty “ma” để nhập lậu hơn 1.200 container hàng hóa lãnh 12 năm tù.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.