Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ôm mộng 'giàu sang' từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 2): Bỗng dưng trắng tay, phải tha hương kiếm tiền trả nợ

Thứ năm, 15:28 23/01/2025 | Đời sống

GĐXH - Tin vào dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông (Chợ Mới, Bắc Kạn), người dân lâm vào cảnh nợ nần, đi làm xa quê kiếm tiền trả nợ, nhà ở nguy cơ sụp đổ vẫn không thể xây dựng mới.


Ôm mộng "giàu sang" từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 1): Thức tỉnh muộn màng vì lời hứa "năm xưa"Ôm mộng 'giàu sang' từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 1): Thức tỉnh muộn màng vì lời hứa 'năm xưa'

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông tại xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn), mặc dù đã bị "khai tử" nhưng hệ lụy mang đến cho người dân vẫn còn hiện hữu.

Vay tiền để đâu tư sau đó lâm cảnh nợ nần

Dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông triển khai tại xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) từ năm 2017. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ, nhiều hạng mục không thực hiện đã gây ra vô vàn hệ lụy. Đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đã ra thông báo chấm dứt dự án vào tháng 11/2024.

Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến việc nhiều hợp tác xã (HTX) sau khi thành lập và trồng cỏ voi, xây dựng chuồng nhưng không nhận được bò từ phía Công ty CP Đầu tư và Phát triển bò Mông Việt Nam (nhà đầu tư). Qua đó, nhiều HTX và thành viên lao đao, giải thể...

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng dự án trên, qua tiếp xúc với người dân, PV tận mắt thấy những hệ lụy vẫn còn kéo dài, nhiều người lâm cảnh nợ nần, phải tha hương đi làm trả nợ.

Ôm mộng 'giàu sang' từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 2): Nhà ở lụp xụp, tha hương kiếm tiền trả nợ - Ảnh 1.

Hình ảnh bên trong dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông triển khai tại xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới).

Trao đổi với PV, ông Nông Văn Quân, Chủ nhiệm HTX số 1 ở thôn Bản Đén 1, xã Quảng Chu cho biết, ông và người dân phải đi vay mượn tiền để thực hiện việc thành lập HTX với giấc mộng "thoát nghèo". Vậy nhưng cuối cùng, nghèo không thể thoát mà còn nợ nần thêm.

"Ngoài vốn tự có, tôi phải vay của Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn 100 triệu đồng để mua vật liệu làm chuồng trại, trồng cỏ, mua phân bón, thuê thêm nhân công... Sau khi dự án không triển khai, tôi phải vay mượn khắp nơi để trả nợ.

Người của Dự án bảo tồn gen và phát triển bò Mông bảo chúng tôi thành lập HTX vệ tinh và cam kết cho 50 con bò về nuôi. Sau khi những con bê được sinh ra, phía công ty sẽ mua để mở rộng dự án. Bê mẹ sẽ để HTX tiếp tục nuôi. Nghe thấy hợp lý nên tôi tham gia. Sau đó, phía công ty yêu cầu HTX nộp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để chứng minh đã có đủ đất trồng cỏ. HTX đã nộp 7 sổ đỏ phô tô có công chứng cho phía công ty, đáp ứng đầy đủ yêu cầu để được nhận bò về nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi đã hoàn thiện hết các thủ tục nhưng vẫn chưa được nhận bò, đến nay lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều thành viên phải đi làm thuê kiếm tiền trả nợ" - Chủ nhiệm HTX số 1 kể lại.

Dẫn PV đi xem những điểm trồng cỏ voi, khu chuồng mà HTX đã xây dựng, ông Quân giới thiệu chúng tôi đến gia đình bà Ma Thị Kít (60 tuổi) ở thôn Bản Đén 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) - một trong những thành viên có hoàn cảnh khó khăn, đã vay mượn để tham gia dự án.

Ôm mộng 'giàu sang' từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 2): Nhà ở lụp xụp, tha hương kiếm tiền trả nợ - Ảnh 2.

Bà Kít đang nhổ những gốc cỏ voi còn tồn tại ở vườn.

Theo như bà Kít chia sẻ, hiện tại, chồng bà đang đi làm thuê tận Bình Phước, con cũng mỗi đứa tha hương một nơi để kiếm tiền trả nợ.

Đang loay hoay đào những gốc cỏ voi ở vườn nhà, bà Kít chia sẻ: "Trước khi tham gia HTX nuôi bò Mông, kinh tế gia đình tôi cũng không đến nỗi nào. Toàn bộ gia sản đã dồn cho việc nuôi bò nhưng không thành công, chúng tôi lâm vào cảnh như này. Chồng tôi phải vào miền Nam làm thuê để có tiền trả nợ".

Bà Kít kể lại, khi thấy dự án quảng bá rầm rộ, bài bản, chính quyền địa phương cùng người dân đều tin rằng, dự án nuôi bò Mông sẽ là đòn bẩy giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Quảng Chu thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Để thực hiện dự án, công ty đã kêu gọi người dân thành lập hàng loạt HTX vệ tinh liên kết chăn nuôi bò. Gia đình bà Kít là một trong những người đầu tiên tham gia. Bà Kít thuộc HTX số 1 (ông Quân làm chủ nhiệm), có 7 thành viên, đều là người dân tộc Tày trong thôn Bản Đén 1. Theo cam kết, mỗi HTX phải tự bỏ tiền làm chuồng, trồng cỏ voi. Nếu đáp ứng đủ điều kiện ấy, phía công ty sẽ cấp cho 50 con bò giống. Bò đẻ con đầu tiên sẽ thuộc về công ty, từ con thứ 2 sẽ ăn chia theo tỉ lệ…

Ôm mộng 'giàu sang' từ dự án bò Mông ở Bắc Kạn (kỳ 2): Nhà ở lụp xụp, tha hương kiếm tiền trả nợ - Ảnh 3.

Ngôi nhà bà Kít hiện đang ở.

Cũng như đa số hộ dân ở trong bản ở thời điểm đó, gia đình bà Kít thuộc diện hộ nghèo, tài sản lớn nhất chỉ có vườn cây ăn quả, nương ngô và một ít diện tích rừng sản xuất. Để đáp ứng được yêu cầu công ty đưa ra, nhà bà Kít đã phá hết ngô để trồng cỏ voi.

Thấy diện tích vẫn chưa đủ, gia đình bà phá luôn cả vườn nhãn, vải,.. để trồng cỏ. Khu vườn nhãn, vãi vốn là nguồn thu chính của gia đình bà Kít. Về chuồng trại, vợ chồng bà đã vay 94 triệu đồng từ ngân hàng và huy động thêm từ họ hàng.

Tha hương để kiếm tiền trả nợ

Tưởng rằng, đây là dự án lớn, gia đình bà và các thành viên trong HTX ngày đêm trồng cỏ voi. Nhiều hộ dân chưa có điều kiện tham gia cũng không ngần ngại giúp công, giúp của. Chẳng mấy chốc, thôn Bản Đén đã có hàng chục ha cỏ voi. Cùng với đó, nền chuồng trại cũng được xây dựng khang trang, bài bản theo hướng dẫn kỹ thuật từ phía công ty.

Bà Kít ngậm ngùi chia sẻ: "Khi cỏ đã lên lút đầu người, bò vẫn chưa thấy đâu. Chúng tôi đi hỏi, phía công ty tìm đủ lý do thoái thác. Nhìn đồng cỏ voi xanh tốt, ai cũng sốt ruột trong khi nhà chẳng còn nguồn thu nào nữa khi toàn bộ vườn cây đã bị chặt hết; nương ngô, ruộng lúa đã chuyển sang trồng cỏ hết rồi. Kỳ vọng vào dự án thoát nghèo nhưng thoát nghèo đâu chẳng thấy, chỉ thấy kinh tế gia đình tôi khốn khổ thêm.

Theo bà Kít chia sẻ với PV, gia đình bà đã phải phá hủy số cỏ voi và trồng cây keo để phát triển lại kinh tế.

Nhà tôi phải thuê người đào bỏ cỏ voi nhưng vì diện tích trồng lớn. Tuy nhiên, tôi không có nhiều tiền nên vẫn phải nhờ các gia đình khác hỗ trợ. Đến nay, cơ bản diện tích trồng cỏ của gia đình tôi đã phá hết. Một phần đất đã trồng keo, trồng ngô. Diện tích chuồng bò thì vẫn chưa biết xử lý kiểu gì vì toàn bê tông. Tôi chỉ tiếc vườn cây ăn quả trước đây, mỗi năm cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng, vậy mà giờ chỉ còn lại mỗi gốc".

Nhìn và chỉ tay sang ngôi nhà sàn cũ, đã nghiêng một bên, bà Kít cho biết ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống đã có tuổi đời 40 năm. Nếu không tham gia dự án bò Mông, có lẽ giờ gia đình bà đã làm được nhà mới. Giờ đây, không những chưa thể làm nhà mà trong suốt những năm qua, cả gia đình bà phải làm việc quần quật để trả nợ.

Dù cho chồng bà là ông Ma Văn Đạt tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn phải vào tận Bình Phước làm thuê kiếm tiền trả nợ. Năm ngoái (2023), để có tiền trả nợ gốc, bà Kít đành bán hết đàn bò 8 con, từ đó cả gia đình trông chờ vào đồng lương đi làm thuê của chồng bà. Bà Kít mong muốn trả được hết nợ, chồng bà không phải xa gia đình. Hiện nay, bà sống một mình trong căn nhà sàn cũ kĩ.

Rời nhà bà Kít, ông Quân tiếp tục dẫn PV đi quanh thôn Bản Đén 1. Ông cho biết ngoài chuồng bò của bà Kít, còn có một số gia đình khác cũng xây dựng chuồng trại và bỏ hoang từ đó đến nay.

Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài viết tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mai Tết đắt đỏ, đổ bộ thị trường Hà Nội

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẫu sổ đỏ mới 2025 có gì thay đổi theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?

Mẫu sổ đỏ mới 2025 có gì thay đổi theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Luật Đất đai và Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, mẫu sổ đỏ mới năm 2025 có nhiều thay đổi quan trọng so với mẫu cũ. Điểm mới đó là gì?

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thu nhập 10 triệu/tháng ở thành phố: Chi tiêu thế nào để không ‘cháy túi’?

Thu nhập 10 triệu/tháng ở thành phố: Chi tiêu thế nào để không ‘cháy túi’?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Với mức thu nhập phổ biến khoảng 10 triệu đồng/tháng, không ít người trẻ đang sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn phải tính toán chi li từng đồng mới có thể duy trì mức sống cơ bản. Trong bối cảnh giá cả leo thang, giấc mơ “sống thoải mái” với 10 triệu trở nên thật xa vời.

Sát nhập tỉnh thành, có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Sát nhập tỉnh thành, có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Liên quan đến việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng vừa có công văn hướng dẫn.

Sắc cờ Tổ quốc "phủ sóng" quán cà phê, giới trẻ Hà Nội thích thú check-in

Sắc cờ Tổ quốc "phủ sóng" quán cà phê, giới trẻ Hà Nội thích thú check-in

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều quán cà phê trên địa bàn Thủ đô đã "khoác áo mới" với sắc đỏ sao vàng rực rỡ, thu hút đông đảo bạn trẻ tới trải nghiệm và check-in.

'Thủy cung' ngoài trời tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật - địa điểm check-in cực nghệ giữa lòng Hà Nội

'Thủy cung' ngoài trời tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật - địa điểm check-in cực nghệ giữa lòng Hà Nội

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ở phố cổ Hà Nội, cầu đi bộ Trần Nhật Duật sở hữu một 'thủy cung' ngoài trời cực kỳ ấn tượng. Đây sẽ là gợi ý thú vị để du khách khám phá trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này.

Top