Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ôn thi thế nào trong giai đoạn nước rút?

Chủ nhật, 19:47 01/05/2022 | Giáo dục

Mùa hè đang đến gần, thời tiết nóng dần lên và đây cũng là giai đoạn nước rút nóng bỏng khi các em học sinh lớp 12 đang tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Tuy nhiên, việc có quá nhiều phương thức xét tuyển đại học khiến các em bị phân tán thời gian cho nhiều kế hoạch ôn tập.

Ôn thi thế nào trong giai đoạn nước rút? - Ảnh 1.

Thí sinh cần nắm bản chất và làm quen với các câu hỏi vận dụng kiến thức đơn môn, liên môn vào các tình huống thực tế cuộc sống để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tìm kiếm 70% cơ hội đậu đại học

Nhiều trường đại học công bố phương thức xét tuyển kết hợp, trong đó có xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế làm gia tăng số học sinh lao vào ôn thi để lấy chứng chỉ vào các “đợt vét” trước mùa tuyển sinh. Với chứng chỉ IELTS 7.0 - 7.5, nhiều học sinh lớp 12 có thể chắc chắn đến 70% cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học top đầu. Nhưng để đạt được mức này, học sinh phải tính toán để tham gia các đợt thi từ lớp 11. Tuy nhiên, vẫn có những em “về đích” muộn và phải “ăn ngủ với lịch ôn tập IELTS”.

50 triệu - 60 triệu - 100 triệu là những gói luyện thi có mức phí “khủng” của nhiều trung tâm tiếng Anh, với cam kết “chuẩn đầu ra” cho học viên. Nhưng thực chất không hoàn toàn như vậy. “Tôi đóng 60 triệu, với tổng số giờ học chuẩn được nêu rõ, hình thức học là 1-1. Ngoài ra, trung tâm còn có cơ chế rất mở là “bắt buộc phải học tối thiểu 16 giờ/tháng và tối đa được 32 giờ/tháng”. Có nghĩa, nếu có thời gian, học viên có thể tăng giờ học mà học phí vẫn không đổi. Ngoài hình thức học 1-1, học viên có thể đăng ký học các lớp cố định rèn 4 kỹ năng. Nhưng dịch Covid-19 kéo dài khiến các trung tâm tiếng Anh phải chuyển sang học online, hiệu quả thấp hơn nhiều so với học ofline. Tôi phải đăng ký cho con học thêm thầy luyện thi IELTS, mức học phí rất “chát” nhưng đành phải cố. Đợt tổng ôn này có 40 giờ, mỗi giờ 500 ngàn đồng”, chị Thu Hằng, một phụ huynh đang có con học trường THPT Yên Hoà (HN) cho biết về khoản đầu tư tiếng Anh cho con. Nếu có chứng chỉ IELTS 7.0, con chị có thể chỉ cần cố đạt kết quả tốt ở 1 trong 2 kỳ thi là kỳ thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT là có thể yên tâm thi đỗ vào trường ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao hay một số ngành của ĐH Ngoại thương…

Theo một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (HN) thì có đến 70% học sinh trong lớp đã có kế hoạch xét tuyển đại học với chứng chỉ IELTS. “Với thế mạnh là học sinh của một trường có thương hiệu, năm trước tỷ lệ học sinh lớp 12 được tuyển thẳng đại học rất cao dựa trên phương thức xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm học tập tại trường. Thực tế đó khiến nhiều phụ huynh đầu tư mạnh tay cho con hơn để luyện ngoại ngữ”, cô giáo cho biết.

Theo chị Thu Thủy, nhân viên tư vấn tại một cơ sở của Trung tâm tiếng Anh IMES, trong khoảng 2 năm nay, tỷ lệ học viên là học sinh THPT đăng ký luyện thi IELTS để xét tuyển đại học rất cao. Không chỉ những học sinh đặt mục tiêu vào các trường đại học top đầu hoặc cần có hồ sơ đẹp để du học, nhiều học viên chỉ cần kết quả vừa phải. “Có em đặt mục tiêu chỉ lấy chứng chỉ IELTS 6.0 - 6.5 đủ để tuyển thẳng vào một số trường có sức cạnh tranh trung bình. Một số học viên không ôn tập mà đăng ký dự thi để có chứng chỉ miễn thi bài Ngoại ngữ của kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì theo quy định, chỉ cần đạt 4.0 IELTS là đã được miễn thi tiếng Anh, tương đương với đạt điểm 10 cho bài thi này”, chị Thủy cho biết.

Những “lò luyện” mới

Phương thức tuyển sinh bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM, điểm thi đánh giá tư duy của trường ĐH Bách khoa Hà Nội được nhiều trường ĐH lớn sử dụng như phương thức chính xét tuyển đại học năm nay. Các cơ sở đào tạo tổ chức những kỳ thi này tuyên bố không luyện thi, có luyện cấp tốc cũng khó có thể “nâng tầm năng lực” vì thước đo “đánh giá năng lực” khác với kỳ thi tốt nghiệp.

Bất chấp khuyến cáo đó, nhiều cơ sở luyện thi bao gồm cả luyện ofline và online đều quảng cáo các chiêu độc luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Trên một trang luyện thi có tên “Đánh giá năng lực” công bố nhiều khóa học, “combo” ôn tập theo hình thức online. Các khóa cơ bản (ôn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Anh) có mức giá “khuyến mãi” 199.000 đồng, thay vì gần 300.000 đồng trước đó. Khoá chuyên đề Ngôn ngữ Tiếng Việt - Tư duy có mức giá 399.000 đồng thay vì gần 500.000 đồng trước đó. Các gói tổng ôn và live có mức giá từ 700.000 đồng đến trên 1 triệu đồng. Tài liệu ôn tập cũng được rao bán với giá 50.000 đồng/môn học.

Một số trang khác còn thông báo rõ luyện thi đánh giá năng lực theo kỳ thi của cơ sở nào tổ chức. Thậm chí giới thiệu có người của ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM… tham gia luyện thi và viết tài liệu luyện thi. Một trang luyện thi khẳng định “độc quyền cung cấp 20 bộ đề chuẩn cấu trúc đề thi của ĐHQG HN. Theo một giáo viên trong nhóm luyện thi của cơ sở này thì “bộ đề chuẩn” do chính người tham gia xây dựng Ngân hàng đề thi của ĐHQG HN biên soạn. Trong “combo trọn gói” luyện thi sẽ có các đợt thi thử. Ngoài ra thí sinh có thể mua các gói để tham gia nhóm kín trao đổi học tập có cố vấn hỗ trợ giải đáp của chuyên gia. Có những trang tuyên bố bảo đảm thí sinh tham gia luyện thi sẽ đạt mức điểm trên 100 theo thang điểm của ĐHQG HN…

Trao đổi về việc này, ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG HN khẳng định, không có việc người của Trung tâm Khảo thí tham gia biên soạn câu hỏi thi, đồng thời lại tham gia viết sách, dạy cho các trung tâm luyện thi. Việc khẳng định trên chỉ là chuyện “treo đầu dê, bán thịt chó” để chiêu sinh. Theo ông Thảo thì ĐHQG HN chỉ công bố 5 đề thi tham khảo để thí sinh nắm được cấu trúc các bài thi. Thí sinh được thi thử trực tuyến nên ở các đợt thi đã tổ chức, cơ bản thí sinh không gặp khó khăn với hình thức thi mới mẻ này.

Năm 2022, ngoài 2 trường ĐHQG và ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy cho phép các trường đại học, cao đẳng khác sử dụng kết quả để tuyển sinh, còn có trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng, Bộ Công an tổ chức kỳ thi đánh giá cho các trường trong khối công an… Ăn theo việc này, nhiều “lò luyện” online cũng công bố luyện thi vào Sư phạm, luyện thi các trường Công an.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển sinh của các cơ sở có kỳ thi riêng thì thí sinh không nên chạy theo các lò luyện. Quan trọng vẫn là khả năng tự học để hệ thống kiến thức cơ bản và tự luyện các đề tham khảo do các cơ sở đào tạo cung cấp để làm quen với cấu trúc đề.

Nên học chắc nội dung cơ bản

Ông Thảo cho biết, những thí sinh đã tham dự các đợt thi của ĐHQG HN tổ chức từ tháng 3.2022 đến nay đạt điểm cao đều được trung tâm Khảo thí ĐHQG HN phỏng vấn. Có một điểm chung là những học sinh đạt điểm cao đều cho biết không đi luyện thi ở trung tâm, lò luyện nào. Đặc biệt tại Hà Nội, ngoài một số học sinh trường chuyên, rất ít học sinh các trường THPT khác đạt mức điểm cao; trong khi những người đạt điểm cao lại là học sinh của các tỉnh ít điều kiện luyện thi.

“Câu hỏi đánh giá năng lực khác với câu hỏi kiểm tra, kiến thức kỹ năng thông thường, không thể luyện mà nâng mức trong thời gian ngắn mà cần phải có quá trình. Vì thế, cách để đạt điểm thi tốt là học chắc kiến thức cơ bản ở các môn trong chương trình thay vì kỳ vọng có sự đột phá từ các lò luyện”, ông Thảo cho biết. Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng: Điểm giống nhau là các kỳ thi đều chủ yếu dựa trên kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình giáo dục THPT. Nhưng mỗi kỳ thi sẽ có quy định khác nhau về cấu trúc đề thi, cách thức thi. Vì thế, việc ưu tiên số 1 là học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, bám sát tài liệu ôn tập chính là SGK. Tiếp đến, có thể làm thử các đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT (với kỳ thi tốt nghiệp THPT) và đề thi tham khảo của các trường ĐH tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để tự luyện tập, có kinh nghiệm phân bố thời gian hợp lý cho bài thi…

“Có thể các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao ở các đề thi đánh giá năng lực sẽ nhiều hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Về việc này, trong các năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường điều chỉnh phương pháp dạy học theo hướng này, cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình GD phổ thông mới đang triển khai. Riêng với học sinh lớp 12 năm nay, khi ôn tập kiến thức cơ bản, các em cần nắm bản chất và làm quen với các câu hỏi vận dụng kiến thức đơn môn, liên môn vào các tình huống thực tế cuộc sống. Cách ôn tập đó có thể có ích cho học sinh khi tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực”, ông Thành chia sẻ. 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 9 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 13 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 22 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Top