Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng Cục Dân số: Cần giải pháp để giàu lên trước khi già

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng Cục Dân số (Bộ Y tế) trao đổi chung quanh vấn đề Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và nguy cơ "chưa giàu đã già" của người Việt. Ông Nguyễn Văn Tân cho biết:

Già hóa dân số nhanh là thách thức lớn

Dân số Việt Nam hiện nay xét toàn diện trên các mặt quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng, và đặt trong mối quan hệ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bao hàm cả yếu tố tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức. Quy mô dân số đã khá lớn (94 triệu người, đứng hàng thứ 14 thế giới về dân số), khoảng 2/3 dân số đang trong độ tuổi lao động (cơ cấu dân số vàng), chất lượng về thể chất, trí tuệ và tinh thần đã được nâng lên, là cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Mặt khác, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng, quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, quản lý dân cư chưa tốt, chất lượng dân số còn thấp trong mặt bằng so sánh với các nước... Các yếu tố này có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Làm thế nào để phát huy và khai thác tối đa các mặt thuận lợi, cơ hội đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của vấn đề dân số bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đất nước là thách thức rất lớn. Nghị quyết BCH Trung ương 6 khóa XII của Đảng ta về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra đường lối chiến lược để giải quyết đúng đắn thách thức nêu trên.

Dân số Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa vào năm 2011, với hơn 10% dân số, khoảng 10 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Việt Nam cũng là nước có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Chỉ trong 15-16 năm nữa, tỷ lệ nêu trên sẽ tăng gấp đôi, trong khi các nước đã phát triển đi qua quá trình này trong thời gian gần chục năm, thậm chí hàng trăm năm.

Kinh nghiệm cho thấy khi tỷ lệ số lượng người cao tuổi trong dân số tăng lên, tỷ lệ số lượng người trong độ tuổi giảm xuống tương ứng thì các hiện tượng đi liền là thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển nhu cầu và chi phí cho an sinh xã hội và chăm sóc người cao tuổi tăng nhanh. Tình hình này có tác động tiêu cực đến phát triển bền vững nếu không được xử lý tốt.

Hầu hết các nước phát triển đều bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số khi GDP bình quân đầu người còn ở mức trung bình thấp. Vấn đề già hóa dân số cũng là thực trạng mà cả thế giới đang tìm cách ứng phó. Đặc biệt, các nước suy thoái kinh tế đều gắn liền với quá trình già hóa dân số, thể hiện ở khía cạnh thiếu hụt lực lượng lao động.

Ảnh: ĐỨC ANH
Ảnh: ĐỨC ANH

Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì trước nguy cơ về già hóa dân số?

Sau nhiều năm khuyến cáo mỗi gia đình "chỉ có một đến hai con", nay chúng ta thay đổi và đề nghị các gia đình "sinh đủ hai con". Về số lượng tuyệt đối của người già thì không thay đổi, nhưng tỷ lệ có khác nhau giữa các phương án duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/bà mẹ) và thực hiện mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế. Cụ thể, nếu duy trì mức sinh thay thế, tỷ lệ người già/tổng dân số sau gần 20 năm nữa là hơn 17%. Nhưng nếu thực hiện mức sinh thấp thì người già khi đó sẽ chiếm tới 20% dân số. Nếu duy trì mức sinh thay thế, mức sinh hợp lý sẽ giúp tăng số trẻ em và người trong độ tuổi lao động, giảm tỷ lệ người già và số lượng người lao động tăng thêm vài triệu người cũng là rất đáng kể.

Vấn đề già hóa dân số, ở các nước khác, họ đã xử lý bằng cách khi còn trẻ thì phải đóng thuế cao và khi về già sẽ sử dụng kinh phí ấy để chăm sóc. Thí dụ như Nhật Bản, từ năm 40 tuổi, người lao động phải đóng một khoản cho Quỹ chăm sóc người cao tuổi. Với cách này, đa số các nước xử lý hiệu quả khi tỷ lệ người cao tuổi chừng khoảng 10% dân số của quốc gia đó. Còn khi tỷ lệ người cao tuổi lên khoảng 15% đến 21% (thí dụ như Nhật Bản xấp xỉ 30%) thì quỹ này trở nên mong manh, không thể "kham nổi".

Để thích ứng với vấn đề già hóa dân số, cần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên toàn quốc, xây dựng các mô hình chăm sóc người già tại gia đình và cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí, y tế, khuyến khích việc làm cho người cao tuổi, xây dựng và phát triển các dịch vụ xã hội đối với người cao tuổi.

Hiện 70% số người cao tuổi Việt Nam không có lương hưu và nếu không có sự hỗ trợ của con cái hoặc không có tài sản tích lũy, họ buộc phải tiếp tục lao động kiếm sống. Về sức khỏe, đa số người già mắc cùng lúc nhiều bệnh, gọi là tình trạng "bệnh tật kép". Với điều kiện chăm sóc sức khỏe hiện nay thì số lượng người cao tuổi tiếp tục tăng và tăng nhanh.

Hiện Bộ Y tế đã ban hành Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025, trong đó, ưu tiên các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa... An sinh xã hội cho người cao tuổi hiện tại cũng chính là bảo đảm tương lai cho mọi người. Đến nay đã có 32 tỉnh thành triển khai chương trình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã có tư nhân tham gia xây dựng nhà dưỡng lão, đáp ứng nhu cầu của một số người cao tuổi.

Tuy nhiên những việc này đều đang ở bước đầu, so với những nước phát triển thì khoảng cách còn rất xa. Việt Nam cũng chưa chuẩn bị được nhiều cho hệ thống bệnh viện lão khoa, hệ thống y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người cao tuổi.

Phát huy lợi thế dân số vàng

Thưa ông, công tác dân số cần làm gì để tránh và giảm thiểu nguy cơ chưa giàu đã già?

Chúng ta không tránh được nguy cơ già hóa dân số. Rất nhiều nước phát triển đi trước chúng ta cũng không tránh được tình trạng này. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XII đã chỉ ra các giải pháp chủ yếu để giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình già hóa dân số đối với phát triển bền vững đất nước. Các giải pháp đó là: Trong lĩnh vực dân số cần duy trì mức sinh thay thế để bảo đảm nguồn nhân lực trong tương lai; Trong phát triển kinh tế, cần khai thác tối đa lợi thế của cơ cấu dân số vàng bằng cách phát triển mạnh các chương trình lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút mạnh đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu... để chúng ta nhanh giàu lên trước khi già; Trong lĩnh vực xã hội cần tập trung nâng cao sức khỏe của nhân dân nói chung và của người cao tuổi nói riêng, tăng tuổi thọ khỏe mạnh, phát triển các loại hình bảo hiểm để mọi người dân tham gia tích lũy khi còn trẻ để chuẩn bị cho bản thân khi không còn khả năng tạo thu nhập, xây dựng các chính sách và thể chế để phát huy vai trò và khả năng của người cao tuổi.

Ở nước ta, giai đoạn già hóa dân số và thời kỳ dân số vàng diễn ra cùng một lúc, vậy chúng ta có thể tận dụng lợi thế thời kỳ dân số vàng như thế nào thưa ông?

Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng (số lượng người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc) từ năm 2007. Từ đó đến nay, sau 10 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tăng trưởng kinh tế.

Dự báo, thời kỳ dư lợi dân số này sẽ kéo dài khoảng 34 năm và kết thúc vào khoảng năm 2041. Lợi thế của dân số vàng là nguồn nhân lực khổng lồ cho đất nước và tương lai già hóa dân số đã được chuẩn bị. Song, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dân số còn rất nhiều hạn chế. Việt Nam đã tận dụng được cơ hội nhưng chưa nhiều. Nhu cầu việc làm tăng nhưng sức bền, kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế.

Vì thế, cần có chính sách phù hợp trong đầu tư và nâng cao chất lượng lao động để tận dụng được cơ hội này phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng như tăng năng suất lao động, tăng cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động...

Xin cảm ơn ông!

Theo Nhân Dân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top