Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phá bỏ thành trì hủ tục trong tang ma của đồng bào người Mông

Thứ bảy, 14:11 24/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Những hủ tục lâu đời, lạc hậu của người Mông tại các huyện vùng cao Thanh Hóa là một trong những rào cản khiến đời sống người dân nơi đây đói nghèo quanh năm, trong đó có hủ tục tổ chức tang ma. Việc tuyên truyền, vận động bà con loại bỏ những tập tục đó là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường và từng bước xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh.

Đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 3.479 hộ/ 17.131 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh), cư trú tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã của 3 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa.

Phá bỏ thành trì hủ tục trong tang ma của đồng bào người Mông - Ảnh 1.

Nhiều hủ tục lạc hậu khiến cuộc sống của người Mông còn rất nhiều khó khăn. Ảnh: T.L

Trong nghi lễ tang ma của người Mông vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp trong việc khâm liệm cho người chết, khèn trống trong tang lễ, các nghi thức cúng giỗ thể hiện sự hiếu thuận của con cái với ông bà, cha mẹ (người đã chết). 

Tuy nhiên, trong tang lễ vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu, không phù hợp với quy định đời sống văn hóa mới, ảnh hưởng đến môi trường, gây tốn kém, lãng phí, như khi trong nhà có người chết, phải giết nhiều trâu, bò, lợn, gà để người chết mang về thế giới bên kia. Các thủ tục tang lễ thường kéo dài từ 3 - 7 ngày rồi mới đưa người chết đi chôn, tập tục rườm rà, không phù hợp với quy định về thực hiện nếp sống văn hóa mới.

Trước những hủ tục cũ "trói buộc" người Mông khiến cho cuộc sống bà con chìm mãi trong đói nghèo, lạc hậu, ngày 25/6/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2181/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020" đã thổi một luồng sinh khí, giúp Mường Lát quyết tâm xóa bỏ hủ tục. 

Gần 7 năm thực hiện đề án này cùng với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tiên phong của Đảng, những hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông đang dần được đẩy lùi.

Phá bỏ thành trì hủ tục trong tang ma của đồng bào người Mông - Ảnh 2.

Những đám tang của người Mông không còn kéo dài, gây ô nhiễm môi trường, tốn kém. ảnh: TL

Bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Với đồng bào Mông, cũng như đa số các dân tộc khác, ma chay là một trong những nghi lễ quan trọng của đời người, của cộng đồng, dòng họ. 

Nếu như trước đây, theo tín ngưỡng, quan điểm của người Mông, khi gia đình có người thân qua đời phải tổ chức ăn, uống linh đình nhiều ngày. Quá trình tang lễ không đưa thi thể người chết vào trong quan tài mà giữ thi thể trong nhà lâu ngày (thường là lâu hơn 48 giờ); chọn ngày chôn cất người mất không cho trùng vào những ngày mất của ông, bà, bố, mẹ, chú, bác và anh, em ruột (dẫn đến kéo dài ngày). Ngoài ra còn quy định số lượng trâu, bò phải mổ để tổ chức đám tang... Hậu quả là gây nên tình trạng tốn kém; mất vệ sinh nghiêm trọng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây nguy hại cho sức khỏe những người xung quanh.

Ông Sung Văn Cấu, Phó Bí thư chi bộ bản Mùa Xuân cho biết: "Nhờ sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, cùng với các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa được triển khai sâu rộng, nên số đông người Mông đã dần thay đổi nhận thức và thực hiện thủ tục tang ma theo nếp sống mới. Về cơ bản, các đám tang hiện đã hạn chế được rất nhiều tập tục lạc hậu".

Phá bỏ thành trì hủ tục trong tang ma của đồng bào người Mông - Ảnh 3.

Người chết được đưa vào quan tài khâm liệm, không còn treo ở giữa nhà và không để lâu trong nhà. Ảnh: T.L

Sau 7 năm thực hiện Đề án, đã có 380 đám tang người dân tộc Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ; 13/44 bản Mông có nghĩa địa tập trung; có 63/101 trưởng dòng họ, trưởng bản và người có uy tín ở các bản người Mông có văn bản cam kết thực hiện theo đúng nội dung Đề án; 8/44 Mông bản đạt danh hiệu văn hóa, 1.939/3.479 gia đình người Mông đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 100% số bản xây dựng hương ước và thực hiện tốt quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ…

Cùng với đó là những hủ tục lạc hậu trong tang lễ cơ bản đã được xóa bỏ, như: Tục bắn súng thông báo khi có người chết; Tục không đưa ngay thi thể người chết vào quan tài; Người chết để lâu trong nhà không mang đi chôn cất; Tổ chức ăn uống linh đình nhiều ngày tại gia đình có người chết.

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết: "Trước khi chưa có Đề án, hủ tục để người chết trên một cái cáng treo giữa gian nhà chính trong nhà lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, do một số người chết bị bệnh, trong đó có vi khuẩn có thể lây truyền qua đường không khí, xác chết bốc mùi hôi thối, rất dễ lây truyền dịch bệnh. Cùng với đó là việc chi phí ăn uống kéo dài nhiều ngày gây tốn kém. 

Hiệu quả của Đề án đã làm thay đổi nhận thức của đồng bào người Mông từ bao đời nay. Hiện thời gian tổ chức tang lễ ngắn hơn đỡ gây tốn kém, tất cả người chết đều đưa vào quan tài, không còn treo giữa nhà. Tục bắn súng không còn".

Gia Hân

Ngọc Hưng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Top