Phấn đấu 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại
GiadinhNet – Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chương trình hướng đến mục tiêu bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Mới đây, tại Hội thảo về Dân số và Phát triển hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số (Tổng cục Dân số) cho biết: Thời gian qua, nhờ thành công của công tác dân số, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế trong suốt 13 năm qua, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số (Tổng cục Dân số) cung cấp thông tin về Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ảnh: Chí Cường
Nhu cầu về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) của người dân cơ bản được đáp ứng, các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm, ưu tiên hỗ trợ; mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ ngày càng được củng cố và phát triển; năng lực hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình. Cùng với đó, việc xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ từng bước được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Mai Trung Sơn, công tác DS-KHHGĐ nhất là trong vấn đề cung ứng dịch vụ KHHGĐ ở nước ta hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định. Trong đó, nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ KHHGĐ của người dân vẫn còn cao; một số vấn đề về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ KHHGĐ vẫn còn hạn chế.
Công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ tuy từng bước được đẩy mạnh nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Hơn nữa, khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ ở những địa bàn khó khăn và có mức sinh cao còn hạn chế tác động tiêu cực đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những khó khăn, tồn tại trên đặt ra nhiều thách thức đối với công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới, nhất là khi theo dự báo, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng và đạt cực đại khoảng 26 triệu vào trước năm 2030.
Cùng với đó, nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày càng đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Vì vậy, hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cần phải đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, dễ tiếp cận, chất lượng cao với mức chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Phấn đấu đến năm 2030, 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại. Ảnh: Dương Ngọc
Mặt khác, trong điều kiện đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc đảm bảo dịch vụ thiết yếu và cơ bản của người dân về KHHGĐ cần đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ nhằm chia sẻ trách nhiệm và đồng hành cùng với nhà nước.
Xuất phát từ thực tế trên, ngày 19/11/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
Chương trình hướng đến mục tiêu bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Cụ thể, phấn đấu 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, 75% cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% vào năm 2030; trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030; 75% trạm y tế thuộc vùng có mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030.
Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030; trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ, sử dụng biện pháp tránh thai, hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ; ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, đồng thời thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi thông qua việc định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ...
Mai Thùy

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 phút trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 3 phút trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 6 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.