Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện mới về cách ngăn chặn đường lây nhiễm của nCoV

Chủ nhật, 09:52 05/09/2021 | Sống khỏe

Theo nhóm chuyên gia tại Mỹ, để xâm nhập tế bào và lây bệnh cho con người, nCoV cần phân tử đường glycans làm "cầu nối".

Theo Scitech Daily, các nhà khoa học đã mô phỏng sự chuyển đổi cấu trúc protein đột biến (S spike - protein gai) của nCoV từ khi nó phát hiện vật chủ đến thời điểm xâm nhập và tấn công tế bào. Nghiên cứu được công bố ngày 31/8 trên tạp chí eLife.

Nhờ bản mô phỏng, nhóm tác giả phát hiện các phân tử đường trên protein đột biến kích hoạt một dạng cấu trúc. Họ cho rằng đây có thể là "chìa khóa" để nCoV xâm nhập tế bào. Do đó, nếu phá vỡ được cấu trúc này, chúng ta có thể tiêu diệt được nCoV, mở ra cách phòng, chống dịch mới.

Phân tử đường trong protein tăng đột biến của nCoV được gọi là glycans. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện hàng nghìn mô phỏng khác nhau để xác định vai trò của glycans trong giai đoạn hợp nhất màng của tế bào virus và tế bào người.

Các mô phỏng cho thấy vào thời điểm màng virus và tế bào hợp nhất, glycans tạo thành "lồng nhốt" đầu của S2, khiến nó bị "đóng băng" tạm ở dạng trung gian khi tách khỏi S1.

Phát hiện mới về cách ngăn chặn đường lây nhiễm của nCoV - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 sử dụng protein đột biến để tương thích với tế bào vật chủ.

Điều này giúp S2 thu hút hàng loạt tế bào vật chủ và tìm cách "tẩy não", hợp nhất chúng với màng tế bào của virus. Quá trình glycosyl hóa S2 làm tăng đáng kể peptit dung hợp. Theo PGS Paul C. Whitford, Đại học Northeastern, Boston, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, nếu không có glycans, hạt virus không thể xâm nhập được vào vật chủ.

Do đó, họ tin việc phá vỡ phân tử đường glycans có thể giúp kiểm soát sự lây nhiễm và tiêu diệt con đường lây lan của nCoV. Từ đó, giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm, sớm đẩy lùi đại dịch.

Ông Paul đặt kỳ vọng rất lớn vào phát hiện mới này. Họ đang tìm cách mở rộng đề tài để ứng dụng nó vào thực tế.

Điều quan trọng để tái tạo vòng đời của nCoV là khả năng gắn vào tế bào vật chủ và truyền vật liệu di truyền. Tất cả quá trình này được thực hiện thông qua protein đột biến của SARS-CoV-2 với 3 thành phần riêng biệt. Đó là một bó xuyên màng có chức năng giữ gai của virus và hai tiểu đơn vị S (S1, S2) ở bên ngoài vỏ.

Để lây nhiễm vào tế bào người, tiểu đơn vị S1 liên kết với phân tử ACE2 trên bề mặt tế bào người. Trong khi đó, tiểu đơn vị S2 tách ra và hợp nhất màng tế bào virus với màng tế bào người.

Quá trình này đã được tìm hiểu, tuy nhiên, trình tự của từng bước vẫn là ẩn số với giới nghiên cứu. Do đó, nhóm tác giả cho rằng nếu hiểu rõ các chuyển động ở cấp độ micro giây và nguyên tử của các cấu trúc protein tái tổ hợp, chúng ta sẽ đánh bại được nCoV.

"Hầu hết phương pháp điều trị và vaccine Covid-19 hiện nay đều tập trung vào nhận dạng ACE2. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất chiến lược thay thế đó là nhắm vào sự thay đổi cấu trúc, giai đoạn giúp virus kết hợp với tế bào chủ là con người", Giáo sư vật lý José N. Onuchic, Đậi học Rice, Houson, Mỹ, đồng tác giả, cho hay.

Dẫu vậy, việc khảo sát các cấu trúc trung gian ngoài thực nghiệm rất khó khăn. Vì vậy, họ đã mô phỏng lại sự chuyển đổi cấu trúc protein đột biến của nCoV bằng máy tính.

Trước khi giới nghiên cứu phát hiện ra cách ngăn chặn nCoV mới, để phòng dịch, ngăn virus lây lan, chúng ta cần sớm tiêm vaccine, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Theo Thiên Nhan

Zingnews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top