Phát hiện mới về nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ mắc viêm gan bí ẩn
Viêm gan bí ẩn: Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Imperial College London khiến họ cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một trong số những di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Imperial College London khiến họ cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một trong số những di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Theo nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí The Lancet Gastroenterology and Hepatology ngày 13/5, các chuyên gia tại Đại học Imperial College London, Anh, cho rằng trẻ mắc viêm gan bí ẩn có thể là một biến chứng của Covid-19.
Nghi phạm mới
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 16/5, trên toàn cầu ghi nhận ít nhất 348 ca mắc viêm gan bí ẩn ở 25 quốc gia. Châu Âu là khu vực có nhiều nước và số trẻ nhiễm bệnh nhất. Vương Quốc Anh đang đứng đầu với gần 200 ca.
Hầu hết trẻ đều xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sau đó là vàng da. Một số trẻ nguy kịch và suy gan cấp tính. Tuy nhiên, các virus viêm gan A, B, C, D, E không được tìm thấy trong tất cả bệnh nhi này.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó, nghi phạm hàng đầu là virus adeno. Song, thời gian gần đây, giới khoa học có thêm nhiều dữ kiện và chuyển hướng tập trung vào “kẻ tình nghi” mới.

Một đứa trẻ được tiêm vaccine Covid-19 ở Tel Aviv, Israel, ngày 25/11/2021. Ảnh: Tân Hoa xã.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Imperial College London cho rằng các ca viêm gan cấp tính ở trẻ em gần đây có thể là kết quả của tình trạng nhiễm nCoV, sau đó là adeno. Tình trạng này tạo thành ổ chứa virus trong đường ruột của trẻ.
Sau khi trẻ mắc Covid-19, nCoV có thể di chuyển tới đường ruột, hình thành ổ chứa virus. Khi adeno xâm nhập, chúng cộng hưởng và kích hoạt tế bào miễn dịch lặp đi lặp lại. Nói cách khác, ổ chứa virus “làm nhiễu” tín hiệu phản ứng của hệ miễn dịch, tạo thành các siêu kháng nguyên lặp lại và gây ra tình trạng phản ứng quá mức trong cơ thể. Đây cũng là cơ chế khiến nhiều trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) trong và sau Covid-19.
Sự xuất hiện của adeno trong ổ chứa virus khiến tác động thêm nặng hơn và dẫn đến các bất thường miễn dịch như viêm gan cấp tính được báo cáo gần đây.
Bà Isabella Eckerle, đồng Giám đốc Trung tâm Các bệnh do virus mới nổi tại Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sỹ, nhận định không thể loại trừ khả năng trẻ mắc viêm gan cấp tính hậu Covid-19, bên cạnh giả thuyết do adeno như Cơ quan An ninh Y tế Vương Quốc Anh (UKHSA) đưa ra trước đó. Bởi các chuyên gia không phát hiện được virus adeno trong sinh thiết gan ở trẻ em mắc bệnh vào thời điểm hiện tại.
Nhiều bằng chứng về trẻ mắc viêm gan hậu Covid-19
Theo thống kê, SARS-CoV-2 đã được xác định trong 18% ca viêm gan ở Anh. Ngoài ra, 11% trẻ có kết quả dương tính khi nhập viện vì viêm gan. Ba trẻ khác cũng có tiền sử mắc Covid-19 trong vòng 8 tuần trước khi nhập viện vì làn sóng dịch bệnh mới.
Tại Israel, 10/12 bệnh nhi từng mắc Covid-19 trong quá khứ. Hầu hết trẻ nhiễm bệnh đều chưa đủ tuổi tiêm vaccine. Theo tờ Jerusalem Post, sau khi loại trừ tất cả khả năng, mẫu số chung của các ca mắc viêm gan bí ẩn tại quốc gia này là tiền sử nhiễm nCoV trong vòng 3,5 tháng trước khi phát bệnh.
Văn phòng WHO khu vực châu Âu ngày 13/5 báo cáo 70% trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em từ 16 tuổi trở xuống trong khu vực cũng từng nhiễm nCoV. Tỷ lệ ca bệnh trở nặng là 15,4% và 83,9% chưa được tiêm vaccine Covid-19.
Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng sự tồn tại của nCoV trong đường tiêu hóa của trẻ em dẫn tới việc các protein virus được giải phóng gấp nhiều lần ở tế bào biểu mô ruột, hệ lụy là hoạt hóa miễn dịch, phản ứng quá mức – cơ chế tương tự gây MIS-C.
Từ tháng 4/2020, nhiều bằng chứng đã cho thấy MIS-C là biến chứng của Covid-19 cấp tính và giai đoạn sau khi khỏi bệnh ở trẻ em. MIS-C gây viêm nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, não, da, mắt, dạ dày và gan. Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến suy đa tạng, trường hợp nặng có thể khiến trẻ tử vong.

Các chuyên gia tại Anh và Nhật Bản cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một di chứng hậu Covid-19 ở trẻ. Ảnh: iStock.
Các nhà nghiên cứu tại Anh lưu ý việc theo dõi phân của trẻ bị viêm gan rất cần thiết trong tình hình hiện tại. Nếu tìm thấy bằng chứng về tình trạng kích hoạt miễn dịch qua trung gian là siêu kháng nguyên của nCoV, họ có thể xem xét liệu pháp điều hòa miễn dịch ở trẻ em bị viêm gan cấp tính nặng.
Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh nhiễm nCoV nghiêm trọng gây tổn thương gan đồng nghĩa bệnh viêm gan bí ẩn mà chúng ta đang chứng kiến có thể là một trong những triệu chứng Covid-19 kéo dài ở trẻ em. Các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại về việc cho phép một loại vi rút mới lây lan không kiểm soát được ở những trẻ em phần lớn chưa được tiêm chủng mà không biết những tác động lâu dài của Coronavirus.
Quan điểm này của nhóm chuyên gia Anh khá tương đồng với kết luận trước đó của Giáo sư Hiroshi Nishiura, Đại học Kyoto, Nhật Bản. Theo nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp của Bộ Y tế Nhật Bản ngày 12/5, vị chuyên cho biết điểm khá bất thường trong làn sóng viêm gan bí ẩn hiện nay. Đó là các quốc gia báo cáo về số lượng lớn ca nhiễm Omicron như Anh, Mỹ, cũng nhiều trẻ mắc viêm gan bí ẩn, theo Japan Times.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 5 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tếTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.