Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ triệu chứng nuốt vướng, nghẹn
Ông T. xuất hiện tình trạng nuốt vướng, nghẹn tăng dần, đến khi ông chỉ ăn được cháo mới đi khám, phát hiện ung thư thực quản giai đoạn cuối, di căn 5 hạch.
Thạc sĩ Trần Văn Tôn, Khoa Vật lý xạ trị, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), cho biết bệnh nhân là ông N.Q.T, 60 tuổi, quê Vĩnh Phúc.
Sau khi xuất hiện dấu hiệu nuốt vướng, nuốt nghẹn chỉ có thể ăn cháo, ông đi khám tại Bệnh viện Quân y 109 (Vĩnh Phúc), được chẩn đoán u thực quản ở vị trí 1/3 trên, ngay đoạn đầu của thực quản ngực, kích thước lớn, có xâm lấn tới các cấu trúc xung quanh.
Sau cuộc hội chẩn nhanh chóng, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Quân y 103 điều trị.
Bệnh nhân được thăm khám và đánh giá toàn diện, nội soi thực quản sinh thiết, nội soi khí phế quản, nhuộm hóa mô miễn dịch, chụp PET/CT toàn thân… Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản ngực đoạn 1/3 trên kéo dài tới 1/3 giữa, giai đoạn IV A, khối u đã đè đẩy, xâm lấn khí quản, di căn 5 hạch trung thất.
Trong quá trình điều trị, triệu chứng nuốt nghẹn của bệnh nhân giảm dần. Kết thúc lộ trình đánh giá bệnh đáp ứng hoàn toàn, hết u, hết hạch; bệnh nhân có thể ăn uống trở lại bình thường, được khuyến cáo theo dõi chặt chẽ định kỳ 3 tháng/lần tại Bệnh viện Quân y 109.
Tháng 3 vừa rồi, ông T. quay lại Bệnh viện Quân y 103 tái khám. Kết quả tình trạng bệnh ổn định, hoàn toàn không còn u, không còn hạch; sự lưu thông qua thực quản và khí quản hoàn toàn bình thường.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn, đa số bệnh nhân ung thư thực quản đều gặp
Theo thống kê của Globocan 2020, tại Việt Nam ung thư thực quản có tới hơn 3.200 ca mắc mới và hơn 3.000 ca tử vong. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao gấp nhiều lần nữ giới.
Nuốt nghẹn là triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản. Lúc đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không cảm thấy đau. Khi bệnh nặng hơn, khó nuốt sẽ kèm thêm đau. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó thực hiện.
Bệnh nhân thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống. Nhiều người sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước dần dần suy kiệt do không ăn và nuốt được.
Thường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai; cảm thấy buồn nôn, nôn; có thể cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu cũng là biểu hiện thường gặp. Khi khối u phát triển, bệnh nhân cảm giác tức nặng, vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,...

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 49 phút trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 2 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 4 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏeBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.