Phim lịch sử, xin đừng “tự sướng” với nhau
GiadinhNet - Phim lịch sử bao lâu nay đều làm xong rồi xếp kho, nhưng tại sao vẫn làm? Theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh, đó là vì chúng ta không biết được vị trí của mình ở đâu, cứ làm ra rồi “tự sướng” với nhau thôi.
Hãy làm phim theo kiểu viết truyện ngắn
Khi hỏi về việc làm thế nào để phim lịch sử được cởi trói, cả NSND Đặng Nhật Minh và đạo diễn Lê Hoàng đều thể hiện tâm trạng “chán chả buồn nói”. NSND Đặng Nhật Minh kể rằng, những gì đang diễn ra hiện nay chính là điều mà ông đã nói cách đây 10 năm. Và đến nay, điện ảnh Việt Nam vẫn là những vấn đề muôn năm cũ. Còn đạo diễn Lê Hoàng cũng cho biết nói mãi rồi nhưng phim làm ra vẫn thế, đợt sau chi nhiều tiền hơn đợt trước. Và ông khoe đang viết sách cho thiếu nhi để từ một người “xấu xa như tôi trở nên tử tế hơn nhờ văn chương. Cái đó có ích hơn, chứ bàn về phim làm gì, chán lắm”.
21 tỷ đồng để làm một bộ phim lịch sử tầm cỡ về chiến thắng Điện Biên Phủ trong “Sống cùng lịch sử” chỉ là con số như muối bỏ biển, nhưng nó lại là rất lớn khi phim làm ra mà hiệu quả bằng “không” về thương mại. Cũng với số tiền ấy hoặc thậm chí ít hơn, nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, điện ảnh Iran họ đã làm tốt hơn chúng ta rất nhiều khi không chọn những vấn đề đao to búa lớn mà đi vào những chi tiết nhỏ.
Đây là điều không phải không có lý khi nhìn vào những thành tựu trước đó của điện ảnh Việt Nam như “Bao giờ cho đến tháng Mười” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), “Em bé Hà Nội” (đạo diễn NSND Hải Ninh), “Cánh đồng hoang” (đạo diễn Nguyễn Hồng Sến)… Hay những bộ phim về đề tài hậu chiến như “Đời cát” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), “Sống trong sợ hãi” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên)… Đó đều là những lát cắt nhỏ trong một cuộc chiến, hay trong đời sống để khán giả hình dung về sự khốc liệt của chiến tranh mà không nhất thiết phải mô phỏng, hoặc dàn dựng lại các trận đánh.
“Vấn đề chỉ là ở cách làm mà thôi” - nhà văn Nguyễn Quang Vinh nói - “Tôi nhớ đạo diễn phim “Em bé Hà Nội” từng xót xa nói rằng, một đạo diễn người Mỹ từng đề nghị mua lại những thước phim không được sử dụng của ông và cho biết “sẽ làm lại để nó trở nên nổi tiếng thế giới”. Chúng ta có nhiều chuyện hay nhưng không chạm tới được. Vậy nhưng mỗi kỳ tổng kết, phim vẫn được ngành điện ảnh ngợi ca theo kiểu “tự sướng” với nhau, vì chúng ta không làm cho khán giả thích mà chỉ làm cho ai đó thích”.
Trước khi trở thành tài năng, đạo diễn phải biết chạy… vượt rào
Nhìn sang điện ảnh các nước, cũng là phim về lịch sử nhưng phim truyền hình dài tập “Hoàng hậu Ki” của Hàn Quốc đã làm mưa làm gió toàn châu Á. Khán giả say mê với những tình tiết hấp dẫn và gây cấn trong từng phút. Diễn viên đẹp, phục trang bắt mắt… Để làm nên sự hấp dẫn này, sự thật lịch sử chỉ còn là “xương sống” để các nhà làm phim hư cấu và sáng tạo thêm. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết: “Khi làm phim tuyên truyền, các đạo diễn Trung Quốc đều viết lại lịch sử chứ không mô phỏng như mình. Cái họ hướng đến là thông điệp chứ không phải là nội dung hay những sự kiện trong đó. Vì nghệ thuật suy cho đến cùng là sự cảm nhận, cho nên đừng lấy phim ảnh để áp đặt cách nghĩ của khán giả bằng hai tiếng “tuyên truyền”.
Trong khi đó, hễ được hỏi vì sao phim lịch sử không hấp dẫn, phần lớn các ý kiến đều đổ cho cơ chế, do sự kiểm duyệt. Tuy nhiên, lấy ví dụ từ Trung Quốc, nếu không có sự vượt ra khỏi khuôn mẫu thì điện ảnh Trung Quốc chưa chắc đã có một Trương Nghệ Mưu tầm cỡ như hôm nay. Năm 1989, đạo diễn họ Trương làm phim “Cúc đậu” được chuyển thể từ tiểu thuyết của Lưu Hằng. Để tránh sự kiểm duyệt, ông đã dời bối cảnh phim đến thời điểm những năm 1920 thay vì những năm 1940. Khi mới ra đời, bộ phim đã bị cấm ở Trung Quốc vì các nhà chức trách cho rằng nó không phù hợp với khán giả trong nước. Tuy nhiên, sau đó, bộ phim này đã được gửi đi tranh giải Oscar và được đề cử “Phim nước ngoài hay nhất”, giúp Trương Nghệ Mưu trở thành nhà làm phim đầu tiên của Trung Quốc được đề cử tại giải thưởng uy tín này. Năm 1991, Trương Nghệ Mưu làm bộ phim “Đèn lồng đỏ treo cao” với sự tài trợ của Đài Loan. Chính vì điều này mà ban đầu bộ phim đã bị cấm tại Trung Quốc. Nhưng sự hợp tác này đã mang lại cho ông giải Sư tử bạc tại LHP quốc tế Venice và nhận được đề cử Oscar “Phim nước ngoài hay nhất”.
Cũng tương tự ở Việt Nam, đạo diễn Đặng Nhật Minh từng tâm sự rằng, khi làm phim “Bao giờ cho đến tháng Mười”, phim của ông cũng đã bị kiểm duyệt tới 13 lần. Trong đó, đặc biệt là trường đoạn Duyên đi tới “chợ Âm Dương” để tìm chồng được coi là một chi tiết “đắt” trong phim khi nói đúng được tâm lý của người Việt; hay chi tiết thầy giáo Khang có tình cảm với Duyên từng bị nâng lên đặt xuống trong các cuộc kiểm duyệt. Nếu bỏ đi những chi tiết ấy, liệu “Bao giờ cho đến tháng Mười” có trở thành bộ phim kinh điển như hôm nay?
Nói như một đạo diễn, đi mãi thì sẽ thành đường và không đi thì không tới. Trong câu chuyện về con số 21 tỷ đồng làm phim, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ: “Qua câu chuyện này tôi nhìn thấy một cái lợi. Mất 21 tỷ đồng nhưng nó sẽ đỡ mất đi nhiều tỉ khác trong tương lai. Giống như mất tiền để mua lấy một kinh nghiệm, một bài học vậy”.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh:
“Các hãng phim phải trở thành “con nợ” của nhà nước”
“Không ít người đặt ra câu hỏi là tại sao bỏ một số tiền lớn như thế mà không bán được đồng vé nào? Hiệu quả ở đâu, ai chịu trách nhiệm? Nhưng tôi thấy câu hỏi đó chưa đúng. Trước hết, muốn bàn về nó thì anh phải hiểu đấy là phim gì, nội dung nó như thế nào? Chưa hiểu đã vội quy kết phim là mô phỏng, hời hợt thì không đúng. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân là người đã khẳng định tài năng ở nhiều bộ phim về đề tài hậu chiến. Về nhân cách, tôi khẳng định anh là một trong số ít người sống tử tế với nghề. Theo tôi biết thì kịch bản phim cũng có nhiều cái mới mẻ, nhưng có lẽ sự mới mẻ đó không tới trong cách truyền đạt, thành ra nó giả.
Sau câu chuyện này, Bộ VH,TT&DL nên giao cho hãng phim quyền tự chủ. Có thể vẫn là đặt hàng, giao cho họ một số tiền và yêu cầu họ phải thu hồi vốn. Tức là các hãng phim phải có trách nhiệm trong nguồn thu. Các hãng phim truyện phải là một “con nợ” của nhà nước chứ không phải là người thừa hưởng tiền của nhà nước. Khoản nợ ấy phải gắn bó với trách nhiệm và chức vụ của anh thì mới đủ sức lựa chọn được người tài năng chứ không phải là sự phân công, cơ cấu như lâu nay vẫn tồn tại như một quy định bất thành văn. Năm nay đạo diễn này làm rồi thì sang năm đến phiên người khác. Nhưng để làm được điều đó thì Cục Điện ảnh cũng không nên ràng buộc đề tài, ràng buộc kịch bản. Hai nữa là phải có độ mở rất lớn, sự đổi mới rất lớn để các đạo diễn có một không gian rộng lớn cho sáng tạo. Hãy để cho họ sáng tạo hết cỡ, đừng áp đặt vì sự áp đặt đó sẽ đẩy lùi chất lượng nghệ thuật”.
NSND Lê Hùng:
“Nhìn cách quản lý mà hốt hoảng”
“Vấn đề cốt lõi ở đây là sự quản lý. Giống như người đi buôn ấy, phải có lãi thì mới đầu tư. Nó thể hiện ở khâu thẩm định kịch bản, lựa chọn người thực hiện… Nhìn cách ứng xử với tiền nhà nước hiện nay trong cách làm phim mà hốt hoảng. Khi phim dở thì đổ cho khán giả không biết thưởng thức. Anh làm phim mà khán giả không thích thì trách nhiệm là của người làm ra sản phẩm. Ngược lại, khán giả kéo đến rạp ầm ầm thì lại bảo phim đó tầm thường.
Công bằng mà nói, với những phim lịch sử thì tiền là yếu tố quyết định chứ không phải giỏi thì ít tiền họ vẫn làm hay được đâu. Cỡ như Trương Nghệ Mưu mà khi dựng một vở sân khấu ở Quảng trường Thiên An Môn cũng tiêu tốn đến 4 triệu USD mới hay được. Nhưng khi họ nhận một số tiền lớn thì họ có trách nhiệm để khẳng định thương hiệu của mình. Còn ở ta, nhận tiền ngân sách để làm phim xong là mất hết tên tuổi, hình ảnh”.
Thanh Hà

Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'
Giải trí - 1 giờ trướcDiễm Hằng Lamoon, diễn viên sinh năm 2003 đảm nhiệm vai nữ du kích Út Khờ trong bom tấn "Địa đạo" gây chú ý bởi nhan sắc đời thường khác xa trên phim.

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" chính thức được khởi chiếu, chi tiết khiến nhiều khán giả chú ý là sự xuất hiện của hai cảnh “nóng” trong phim.

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu
Thế giới showbiz - 4 giờ trướcDù đã khép lại tròn 1 tuần nhưng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" vẫn dễ dàng lập thành tích "khủng".

Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - "Xả vai" 2 bà mẹ bỏ con, nhan sắc Kiều Anh U40 và Thu Quỳnh qua 2 lần sinh nở gây chú ý khi chung khung hình.

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Người đẹp quê Hà Tĩnh - Hồ Ngọc Phương Linh được giám khảo Hoa hậu Việt Nam dành lời khen về nhan sắc.

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt
Xem - nghe - đọc - 7 giờ trước"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng
Xem - nghe - đọc - 9 giờ trướcKhông đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con
Thế giới showbiz - 9 giờ trướcGĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi
Câu chuyện văn hóa - 12 giờ trướcVới sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải tríGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.