Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Thủ tướng: 'Hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ'

GiadinhNet - Chúng ta hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ và hãy lạc quan. Hiện nay các cơ sở điều trị đều được kết nối, được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia giỏi nhất. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh chiều 10/4.

Phó Thủ tướng: Hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ - Ảnh 1.

Ngày 10/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ nhấn mạnh báo chí góp một phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Chưa bao giờ thông tin về tình hình dịch bệnh đầy đủ, minh bạch, đồng loạt như lần này.  

Theo Phó Thủ tướng, việc thế giới ghi nhận người dân tín nhiệm rất cao công tác phòng chống dịch của Việt Nam, bên cạnh sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ ngành… thì có đóng góp lớn của những người làm công tác thông tin truyền thông.

Chia sẻ với những khó khăn của anh em báo chí, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là lực lượng trực tiếp cùng xung trận với y tế, công an, quân đội và cho rằng, chúng ta phải có cơ chế để các nhà báo, tòa soạn bảo đảm an toàn khi tác nghiệp.

Việt Nam luôn chủ động

Tại Việt Nam, đến 18h ngày 10/4, chúng ta có 257 người mắc COVID-19, 144 người đã khỏi bệnh, chưa có ca tử vong. Chúng ta xếp thứ 107/210 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có người mắc COVID-19. 

Dù là nước có dân số đông (với gần 100 triệu người), đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Tuy nhiên, 3 tháng qua, những con số biết nói đã chứng tỏ chúng ta đã có sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng,… Khi đã đúng thì chúng ta có lòng tin trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới.

Dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2019 tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, ngay từ trước Tết Nguyên đán 2020, khi chưa ai nói gì về khả năng dịch lây nhiễm vào nước ta, Bộ Y tế đã họp bàn, mời các chuyên gia, thảo luận kỹ càng về công tác phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng: Hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19

"Đến giờ phút này, sau 3 tháng cho thấy chúng ta đã rất chủ động, chưa bao giờ bị động, chưa bao giờ hốt hoảng trong công tác phòng chống dịch bệnh và luôn làm sớm hơn với các giải pháp cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Chúng ta luôn lường tình huống xấu hơn để không xấu đi và tình huống xấu nhất để không bao giờ xảy ra. Cùng đó, các kịch bản ứng phó cũng được xây dựng đầy đủ. "Tất cả các diễn biến dịch bệnh trong nước đều đã được dự liệu và có phương án phù hợp".

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đã kiên định 5 nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Nguyên tắc này tưởng như đơn giản nhưng là kiến thức được đúc kết từ những lần chống dịch trước có tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia và đặc biệt là được điều hành thống nhất, đồng bộ.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng quân đội của Việt Nam cũng tham gia phòng, chống dịch ngay từ đầu.

Nhân dân là lực lượng quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch

Cùng với việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống y tế và nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, chúng ta xác định rất rõ nhân dân có vai trò quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch, các lực lượng khác là nòng cốt. Từ đó, chúng ta có kế hoạch tuyên truyền vận động, người dân rất tin tưởng, ý thức cùng tham gia phòng, chống dịch. 

Khẳng định việc thời gian tới tuyệt đối không được chủ quan, Phó Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta đã chiến thắng từng trận đánh, "nhưng cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước". Do đó, cần đồng lòng, có niềm tin, ủng hộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, hướng dẫn của ngành y tế.

Về công tác điều trị, Phó Thủ tướng khẳng định hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc phác đồ điều trị chuẩn. Chúng ta không thể thụ động, chờ đợi từ bên ngoài mà chủ động thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc, phác đồ điều trị dù chưa có cơ sở khoa học đầy đủ như lúc bình thường. Những loại thuốc hay phác đồ nào có thể có xác suất thành công thì đều được nghiên cứu, xem xét đưa vào.

Ngay trong chống dịch SARS năm 2003, phác đồ điều trị của Việt Nam đã được cả thế giới sử dụng. Hiện nay, công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam cũng rất tốt, số người khỏi bệnh nhiều.

Tuy nhiên, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định phác đồ mới chỉ là kiến thức trên giấy còn bác sĩ mới là người điều trị trực tiếp cho từng bệnh nhân. 

"Chúng ta hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ và hãy lạc quan. Hiện nay các cơ sở điều trị đều được kết nối, được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia giỏi nhất" – Phó Thủ tướng bày tỏ.

 Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top