Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Thủ tướng lo ngại về sự chủ quan sau thành công của giai đoạn 1 phòng, chống COVID-19

GiadinhNet - "Sợ nhất là mọi người có tâm trạng thở phào. Chúng ta không được phép quên đã có hàng trăm nghìn người từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam. Họ đã đi khắp nơi, tiếp xúc rất nhiều người...", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp BCĐ phòng chống COVID-19 sáng 20/3.

Phó Thủ tướng lo ngại về sự chủ quan sau thành công của giai đoạn 1 phòng, chống COVID-19 - Ảnh 1.

Thực hiện cách ly như "phòng thủ khu vực"

"Sự chủ quan", "Phòng thủ khu vực" là 2 khái niệm được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lặp lại nhiều lần trong cuộc họp của Ban chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 20/3. Trưởng Ban chỉ đạo bắt đầu cuộc họp với yêu cầu phải đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch tại Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.

Theo Phó Thủ tướng, ngay từ khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc, Ban chỉ đạo đã nghĩ tới nguồn lây từ châu Âu. Nhưng tại sao lại không đóng cửa từ đầu tháng 3? Vì giao thương, vì ngoại giao, chúng ta không thể muốn là đóng ngay lập tức được. Giờ thì đã ngưng nhập cảnh nhưng đã có hàng trăm ngàn người nhập cảnh từ đầu tháng 3 tới nay. Vì vậy rất đáng lo, không thể chủ quan.

"Sợ nhất mọi người có tâm trạng thở phào sau thành công của giai đoạn 1. Nhưng chúng ta không được phép quên đã có hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh từ các vùng dịch. Số người đó đã đi nhiều nơi, đã tiếp xúc với nhiều người", Phó Thủ tướng bày tỏ sự lo lắng.

Lý giải vì sao ngay từ đầu dịch đã tin tưởng và giao việc cách ly tập trung cho quân đội, Phó Thủ tướng nói rằng: "Vì cần phải thực hiện nghiêm như quân đội. Vào cách ly trong quân đội là phải thực hiện theo quân lệnh. Đó là uy tín của quân đội". 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải nắm được số lượng người từ vùng dịch (vùng có nhiều người mắc) về Việt Nam đã tiếp xúc những ai. Cơ quan y tế phải nắm được tình hình sức khỏe của từng người dân trên địa bàn. Quân đội phải cập nhật ngay tên tuổi của người thuộc diện cách ly, điện tử hóa, để khi cần có thể đối chiếu được. "Đề nghị 3 nhà mạng, cần rất gấp, phối hợp công nghệ để gắn số điện thoại vào số thẻ bảo hiểm. Bên bảo hiểm có dữ liệu y tế nhưng không có số điện thoại. Bên viễn thông thì có số điện thoại nhưng không có thông tin y tế. Quan trọng lúc này là tìm đúng số điện thoại, đúng người. Làm sao biết được để nhắn cho người ta, cảnh báo người dân khi họ đã có tiếp xúc nhiều và có nguy cơ...", Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo nói.

Ông cũng yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo vận động hệ thống giáo dục triển khai khai báo y tế toàn dân, khai cho bản thân, cho người thân, để làm sao trong một vài ngày phải có lưới lọc, phải nắm bắt được số lượng người già yếu, người bệnh nền, có nguy cơ để hạn chế đến chỗ đông người, tiếp xúc.

"Tôi sợ cảm giác mọi người chủ quan", Phó Thủ tướng nói và đặt trường hợp cho những tình huống xấu hơn mà Việt Nam đã đặt ra.

Phó Thủ tướng lo ngại về sự chủ quan sau thành công của giai đoạn 1 phòng, chống COVID-19 - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Nếu nhiều người mắc hơn nữa thì sao?

Vấn đề vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch được Phó Thủ tướng và các thành viên BCĐ thảo luận nhiều trong cuộc họp sáng nay. Về khẩu trang, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, chưa có sự tham gia của ngành Công thương thì đã có khoảng 20 triệu khẩu trang dự trữ. Về thiết bị xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, cần tranh thủ vận động đón nhận tất cả các sinh phẩm, máy móc loại nào cũng được, cần rất nhanh. Đại diện Cục Quân y thông tin đã tập huấn về bộ sinh phẩm mới. Đồng thời cũng đã sẵn sàng để mua sắm container và cải hoán làm xe xét nghiệm lưu động.

Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: "Bây giờ chúng ta phải chuẩn bị đi. Mua trang thiết bị mình rất tiết kiệm nhưng tinh thần là tất cả vì sức khỏe người dân. Phải đủ cho tình huống mình đã tính đến". Ông cảnh báo những khó khăn lớn trong thời gian tới nếu thiếu các vật tư, trang thiết bị phòng dịch, xét nghiệm, đồng thời giao Bộ Tài chính, Quốc phòng, Y tế triển khai gấp việc mua máy xét nghiệm: "Các loại công nghệ khác nhau phải dùng hết. Đây không phải lúc tranh cãi khoa học ai hơn ai kém".

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường các dây chuyển sản xuất khẩu trang y tế.

Theo Phó Thủ tướng, giai đoạn 1 của công cuộc "chống dịch như chống giặc" là rất tốt, không cần bàn cãi. Giai đoạn 2, Việt Nam cũng đã dự báo được tình hình nên không bất ngờ. Sắp tới có thể có những khả năng xấu xảy ra. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, phải quyết tâm hết sức để nó không xảy ra.

Phó Thủ tướng lo ngại về sự chủ quan sau thành công của giai đoạn 1 phòng, chống COVID-19 - Ảnh 4.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) thảo luận nhiều giải pháp để chặn dịch trong nước. Ảnh: VGP

Không có cách ly cao cấp

Kết luận về vấn đề cách ly, Phó Thủ tướng nhắc lại yêu cầu quân đội phải thực hiện như "phòng thủ khu vực", đồng thời cho ý kiến về đề xuất trả tiền cách ly trong các địa điểm như khách sạn, resort. 

Phó Thủ tướng cho rằng, theo luật, cách ly không mất tiền. Mọi trường hợp cách ly là như nhau nên không có sự phân biệt nào về điều kiện cách ly đối với người nghi nhiễm. Nhưng với các gia đình khá giả thì có thể hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ để cùng góp một phần công sức vào công tác chống dịch.

Đối với các khách sạn, resort, trước hết phục vụ người nước ngoài, vì mục đích ngoại giao, công vụ, các chuyên gia, nhà quản lý đến Việt Nam. Và việc cách ly này có thể thu phí hoặc do các đối tác phía Việt Nam chi trả.

Ghi nhận đến sáng 20/3, Việt Nam đã có 85 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó 16 trường hợp đã điều trị khỏi và xuất viện trong giai đoạn 1). Đã thực hiện tổng số 15.009 mẫu xét nghiệm. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 38.081 người, trong đó có 7.316 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 2.241 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 28.524 người cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Về các ca bệnh đang điều trị: 69 bệnh nhân (45 người Việt Nam và 24 người nước ngoài) đang được điều trị tại 12 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có 2 bệnh nhân tình trạng nặng đang được điều trị tích cực và 7 bệnh nhân có tiến triển nặng lên, các trường hợp còn lại sức khỏe ổn định.

Việt Nguyễn

Phó Thủ tướng lo ngại về sự chủ quan sau thành công của giai đoạn 1 phòng, chống COVID-19 - Ảnh 7.

7 bước đẩy lùi COVID-19

việt nguyễn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top