Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này

GiadinhNet - Khi xuất hiện thêm những ca nhiễm mới COVID-19, ở nhiều tòa chung cư đã siết chặt trong công tác phòng chống dịch bệnh. Công tác sát trùng không để cư dân tự giác nữa mà đó là một trong những điều kiện đủ để vào tòa nhà.

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 1.

Hầu hết, các chung cư có bể bơi đều đã tiến hành đóng cửa bể, dán thông tin hướng dẫn phòng dịch, cách rửa tay, sử dụng khẩu trang ở thang máy, sảnh lớn, trang bị nước rửa tay sát khuẩn.

Những bề mặt có nhiều người tiếp xúc như bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa... đều được nhân viên tạp vụ lau bằng cồn sát khuẩn 2 tiếng/lần. Mỗi tuần khử trùng một lần toàn bộ tòa nhà. Đặc biệt, tại các khu chung cư cao cấp được triển khai rất khoa học.

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 3.

Nhân viên tạp vụ ở nhiều tòa chung cư cao cấp lau bằng cồn sát khuẩn 2 tiếng/lần đối với nút bấm thang máy, nắm cửa.

Tại nhiều chung cư, ngay quầy tiếp tân còn để sẵn bảng hướng dẫn bằng 5 thứ tiếng Việt - Anh - Trung – Hàn - Italia với nội dung yêu cầu người nước ngoài cung cấp thông tin cho nhân viên lễ tân về hành trình trong 14 ngày trước, có đến thăm hoặc quá cảnh... những vùng có dịch hay không.

Khách đến chung cư được kiểm tra thân nhiệt, cư dân chung cư cùng nhau giữ vệ sinh chung, thực hiện nghiêm quy tắc phòng bệnh... là những đổi thay tích cực từ mùa dịch bệnh này. Tất cả thông tin được đại diện ban quản lý chung cư thu thập sẽ được báo cáo cho địa phương vào cuối ngày.

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 4.

Tại tòa nhà TNR (Vincom) trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội, tất cả các nhân viên văn phòng hoặc khách đến liên hệ công tác, làm việc đều được đo thân nhiệt cẩn thận- Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ngoài ra, ban quản lý nhiều toàn nhà còn quản lý chặt chẽ hơn lượng người ra vào chung cư. Tại khu chung cư Vinaconex7 (136 Hồ Tùng Mậu), cửa hai bên được đóng, chỉ mở một cửa ra vào sảnh chính. Bất kể ai ra vào chung cư cũng phải rửa tay bằng nước sát trùng mới được đi qua cửa vào tòa nhà.

Theo ban quản lý chung cư này thì trước khi có BN17, quốc tịch Việt Nam, công tác sát trùng khử khuẩn tòa nhà, vệ sinh 2 tiếng/lần đối với nút bấm thang, hành lang các tầng, sảnh chính vẫn được thực hiện đều đặn. 

Nước sát trùng để sẵn trong thang máy để mọi người tự sử dụng. Nhưng sau khi có thêm những ca nhiễm mới thì phương thức sát trùng tay là bắt buộc đối với toàn bộ cư dân và khách tòa nhà trước khi qua sảnh.

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 5.

Theo Ban quản lý tòa 1A Vinaconex 7, sát trùng tay là bắt buộc đối với toàn bộ cư dân và khách tòa nhà trước khi qua sảnh.

Điều may mắn là đa phần cư dân và khách của tòa nhà đều rất hợp tác rửa tay, chấp hành quy định đảm bảo an toàn... Thời gian đầu, việc sát trùng tay chưa được nhiều người lưu tâm đúng mức, giờ đã có thay đổi tích cực.

Bà Nguyễn Thúy An, cư dân Tòa 1A cho hay: "Không chỉ riêng mùa dịch bệnh COVID-19 này, không gian đông người cũng là nơi nguy cơ lây lan các loại bệnh cúm và bệnh lây nhiễm khác. Theo đó, mọi quy định, nhắc nhở giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân cần duy trì thường xuyên giúp nâng cao ý thức sau mùa dịch. Đây không chỉ là chuyện phòng chống dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường chung mà cũng là văn hóa sống ở chung cư".

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 6.

Sát khuẩn tay đã thành thói quen của nhiều người dân khi bước qua sảnh chung cư.

Song song với việc vệ sinh, sát khuẩn tòa nhà, kiểm soát chặt người ra vào các khu chung cư thường xuyên tuyên truyền, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan trong nhà chung cư thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Thông báo kịp thời nếu tòa nhà có người/ gia đình thuộc diện cách ly.

Phòng chống COVID-19, cư dân chung cư cao cấp chỉ được qua sảnh khi thực hiện xong việc này - Ảnh 8.

Không nói chuyện trong thang máy là đề nghị của nhiều khu chung cư văn minh.

Đồng thời, ban quản trị, ban quản lý tòa nhà cùng phối kết hợp tuyên truyền để người dân trong các khu nhà chung cư, hạn chế các cuộc hội họp, tập trung đông người, phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết, có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh, không để lây lan rộng.

Hà An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 1 ngày trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 2 ngày trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 2 ngày trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Sống khỏe - 2 ngày trước

Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Y tế - 2 ngày trước

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Sống khỏe - 3 ngày trước

Trước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Y tế - 3 ngày trước

Để bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Top