Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngộ độc khí CO trong rét đậm, khuyến cáo từ chuyên gia chống độc

Thứ sáu, 13:54 02/02/2024 | Bệnh thường gặp

Thông tin từ BV Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân N.T.L (71 tuổi, ở Nga Sơn, Thanh Hóa) bị ngộ độc khí CO.

Đây là bệnh nhân thứ 3 bị ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than củi , được các bác sĩ Trung tâm Chống độc của BV Bạch Mai tiếp nhận kể từ đầu mùa đông đến nay.

Con trai bệnh nhân kể, khoảng hơn 1h sáng ngày 29/1 thấy mẹ mệt, rét run, khó thở, nên gia đình đã đốt than củi cạnh giường để sưởi ấm cho bà.

Đến khoảng 7h sáng thấy mẹ nằm thở ngáy, gọi hỏi không đáp ứng nên gia đình đưa bà đến TTYT huyện Nga Sơn cấp cứu.

Phòng ngộ độc khí CO trong rét đậm, khuyến cáo từ chuyên gia chống độc- Ảnh 1.

Hình ảnh não bệnh nhân L. bị tổn thương. Ảnh: BVCC.

4h chiều cùng ngày, Trung tâm Chống độc tiếp nhận bệnh nhân. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy, hình ảnh theo dõi các ổ nhồi máu cấp thùy chẩm, thùy thái dương, thùy nhộng và bao trong bên phải, tụ dịch kèm dày niêm mạc hốc mũi, xoang sàng, xoang hàm và xoang trán phải - chưa loại trừ nấm xoang...

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhân N.T.L được chẩn đoán bị ngộ độc khí CO, tổn thương não và tổn thương một số cơ quan khác, sau khi sưởi ấm bằng than củi trong phòng kín. Với các biểu hiện hôn mê sâu, nồng độ khí CO trong máu cao.

Bên cạnh tổn thương não thì bệnh nhân còn bị tổn thương nhiều cơ quan, tổn thương cơ tim, tiêu cơ vân, cùng tình trạng nhiễm toan chuyển hóa.

Phòng ngộ độc khí CO trong rét đậm, khuyến cáo từ chuyên gia chống độc- Ảnh 2.

Bệnh nhân N.T.L đang điều trị tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Mai.

"Tình trạng bệnh nhân bị tổn thương rất nặng, tổn thương nhiều cơ quan, nặng nhất là não. Bệnh nhân phải điều trị theo hướng cấp cứu và hồi sức trước, hiện tại tình trạng đã được cải thiện dần, đã tỉnh và tự thở được. Tiên lượng bệnh nhân có khả năng rất cao sẽ có những biến chứng, di chứng về thần kinh và tâm thần.

Một vài ngày hoặc vài tuần sau, bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện về thần kinh như rối loạn ý thức, cơ thể quay trở lại trạng thái hôn mê, mất trí nhớ, lú lẫn… Những biến chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân ngộ độc khí CO mà ban đầu có biểu hiện bất tỉnh, tổn thương nhiều cơ quan như bệnh nhân nói trên", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Về biện pháp điều trị, theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, bên cạnh cấp cứu, hồi sức thì bệnh viện còn sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và giảm tối đa những biến chứng cho bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân đã bắt đầu được điều trị bằng oxy cao áp, thời gian tới bệnh nhân vẫn cần phải được theo dõi và điều trị.

Việc cần làm ngay khi phát hiện người ngộ độc khí CO

Giám đốc Trung tâm Chống độc cho rằng, hiện nay người dân xây nhà kín để ở, không thoáng khí như nhà gỗ, nhà tranh như trước kia nên việc đốt than củi để sưởi ấm không còn phù hợp. Trong môi trường kín, khí CO từ việc đốt than củi không thoát ra được, sẽ nhanh chóng khiến con người hít phải và gây ngộ độc, việc điều trị rất khó khăn, tốn kém.

"Không hiểu về tác hại của việc đốt than củi trong phòng kín khiến nhiều người rơi vào cảnh ngộ độc khí CO. Chính vì vậy, người dân cần nâng cao nhận thức, nên nhớ, việc đốt than củi để sưởi ấm trong phòng kín là vô cùng nguy hiểm", TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.

Chuyên gia chống độc hướng dẫn thêm, khi phát hiện người bị ngạt khí CO cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì hô hấp nhân tạo theo điều kiện tại chỗ, nếu ngừng tuần hoàn thì cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị tiếp.

"Người dân tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas… để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín. Nếu có sử dụng các nhiên liệu này thì cần mở cửa đủ rộng cho không khí và oxy từ bên ngoài vào hoặc tốt nhất đun nấu ở không gian mở hoặc ngoài trời, còn trong phòng thông khí hạn chế thì nên đun nấu hoặc sưởi ấm bằng điện", Giám đốc Trung tâm Chống độc khuyến cáo.

Video: TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, thông tin về bệnh nhân N.T.L.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, thông tin về bệnh nhân N.T.L.


Quỳnh Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Top