Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng té ngã ở người cao tuổi: Cẩn thận không bao giờ thừa!

GiadinhNet - 90% trường hợp gãy xương ở người cao tuổi đều liên quan tới té ngã, nhất là người cao tuổi bị loãng xương. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho người cao tuổi trong đời sống hằng ngày là rất quan trọng.

Người cao tuổi bị loãng xương, xương rất giòn và dễ gãy, vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Gãy xương ở người cao tuổi thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, xẹp đốt sống. Đây là những vị trí thường bị tác động do té ngã, do tác động lực nhiều nhất, như té ngồi, té đập mông, té chống bàn tay. Điều đó dẫn đến người cao tuổi đối mặt với giảm khả năng vận động, thời gian điều trị gãy xương ở người cao tuổi kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, loét vùng tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Một số trường hợp ngã dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong.

Khi người cao tuổi bị ngã gãy xương thì quá trình hồi phục rất lâu, mang lại nhiều hậu quả cho bản thân, người nhà phải chăm sóc và còn phải gánh chịu chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém.

Những lưu ý cần thiết phòng chống té ngã ở người già

Tăng sức cho đôi chân

Theo Hội y học vận động Hoa Kỳ (ACSM), luyện tập vừa phải, vận động vừa sức, vận động kết hợp đi bộ và thay đổi trọng tâm có tác dụng giảm nguy cơ té ngã. Luyện tập một số môn như thái cực quyền có thể phòng chống té ngã, giảm biến chứng sau té ngã.

Mặc quần áo vừa người

Quần áo quá dài hoặc quá rộng, bị sờn nhiều hoặc giày có chức năng chống trượt quá kém đều là những nguy cơ tiềm ẩn, người già nên mặc quần áo vừa vặn và mang giày vừa chân cũng như chống trượt.

Nơi hoạt động phải trống

Không gian càng đơn giản càng tốt, tốt nhất là “dẹp bỏ tất cả chướng ngại vật”, bao gồm bậc cửa, đồ đạc để lung tung, đồ nội thất, dây điện…

Nội thất phù hợp

Đối với người già, đứng lên ngồi xuống khá khó khăn, vì vậy nên không thể ngồi ghế quá thấp, quá mềm như sô pha, và tốt nhất là ghế phải có tay vịn. Để tránh ngã bị thương, những góc nhọn trên nội thất phải bọc bằng mút hoặc miếng bọc góc.

Tay vịn chắc

Người già nên cố gắng tránh leo cầu thang lên lầu, nếu leo thì cũng phải có tay vịn vững đủ lực, phải leo lên chầm chậm, tốt nhất nên lắp tay vịn ở lối đi, bồn tắm, bồn vệ sinh và bên cạnh giường.

Đủ ánh sáng

Giữ cho phạm vi hoạt động của người già đủ sáng là bước đầu tiên chống té ngã. Thế nhưng ánh sáng không được quá chói mắt, cũng phải tránh ánh sáng phát ra từ nền nhà hoặc ánh sáng phản quang của đồ nội thất để tránh gây trở ngại cho thị giác.

Nền nhà chống trượt

Nền trong nhà phải có chức năng chống trượt để giữ an toàn, đặc biệt lưu ý những khu vực có nguy cơ bị ướt (nhà vệ sinh, bếp, ngoài cửa nhà…).

Nền nhà, phòng tắm đều phải giữ khô ráo cũng như có gạch chống trượt, gạch nhựa thô, tấm lót chống thấm và mặt dưới chống trượt… lót miếng chống trượt dưới chân bồn cầu hoặc dán lớp chống trượt, bên cạnh thang lầu cũng phải có miếng trống trượt để giữ an toàn.

Chế độ ăn đầy đủ

Kết hợp với các biện pháp trên có thể là khám mắt định kỳ kiểm tra thị lực cho người già, đồng thơi lưu ý các chế độ ăn nên có đầy đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D để hỗ trợ duy trì sức khỏe cho hệ vận động (xương khớp…)

M.H (Th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 38 giây trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top