Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ (2): Ám ảnh béo phì

Thứ tư, 08:37 23/06/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Con còi cọc, chậm phát triển là nỗi lo canh cánh của bố mẹ. Nhưng bé bụ bẫm quá cũng chưa chắc đã là niềm vui vì có thể bé đã bị béo phì.

 
o là tốt?
 
Chị Lê Thị Hoa (TP Bắc Giang) sinh bé chỉ nặng 1,8kg. Hơn 1 tháng đầu, Bo (tên thân mật của bé) phải nuôi lồng kính và bị viêm phổi. Ít ai ngờ rằng, 4 năm sau, Bo đã “sở hữu” một số đo khiến bố mẹ bé cũng phải “ngợp”: Cao 106cm - chiều cao bình thường của bé trai 5 tuổi; nặng 27 kg- số cân bình thường của một đứa trẻ gần 9 tuổi.
 
Một ngày, trừ những lúc ngủ, khi nào Bo cũng có thể nhồm nhoàm nhai thức ăn. Gà rán KFC, khoai tây chiên, bánh pizza, Coca- cola... là những món Bo khoái khẩu. Hoành tráng hơn, bé có thể uống 1 lúc gần 1 lít sữa tươi.
 

Chế độ ăn cho trẻ cần hợp lý để bé vừa đủ dưỡng chất, vừa tránh béo phì (Ảnh: Võ Thu).

Mẹ bé thì hoan hỉ, nhưng anh Hoàng - bố Bo lại lo lắng: “Tôi tìm cách hạn chế cho cháu ăn nhưng không thể. Cách đây 1 năm, Bo bắt đầu vào “đà” phát triển, tăng cân liên tục. Cực chẳng đã, tôi chỉ còn cách mua loại sữa tươi không đường hộp nhỏ hơn bình thường cho cháu uống. Bo giảm được 2kg là “chiến công” của cả nhà”.

Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh- Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ: Chị Hoa cũng như rất nhiều bà mẹ có con “nặng trên chuẩn, cao dưới chuẩn”, chỉ đưa con đi khám mới biết con mình bị suy dinh dưỡng (SDD) thể béo phì. Và thường thì họ rất bất ngờ bởi ai cũng nghĩ “béo khoẻ, béo đẹp, béo tốt”, không thể bị SDD được. Hơn thế, tâm lý chung của chị em là con bụ bẫm bao giờ cũng thích. Tâm lý đó vô tình gây nên hậu quả không ngờ...

Gian nan chuyện giảm cân

Một số nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ

Trẻ được nuôi không khoa học, đặc biệt là trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài; Trẻ dùng quá nhiều thức ăn nhanh; Trẻ thiếu thời gian và địa điểm cho hoạt động thể lực, vui chơi; Trẻ xem tivi quá nhiều; Trẻ thiếu sự chăm sóc trực tiếp của bố mẹ; Người lớn không theo dõi tăng trưởng của bé; Tâm lý cha mẹ thích con trông bụ bẫm hơn.

BS. Đoàn Xuân Tùng (Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cho biết: “So với SDD thấp còi, điều trị cho trẻ SDD béo phì khó khăn hơn nhiều. Theo tôi, vấn đề tâm lý cho trẻ em béo phì dưới 5 tuổi thật ra không có gì căng thẳng, ngoài một số em mặc cảm, tự ti, còn lại các em vẫn vô tư. Thế nên, nếu bố mẹ có ý định tác động vào tâm lý để thay đổi hành vi ăn uống giảm cân cho con thì không nên”.

BS Tùng cho biết thêm, thay vì quát tháo ầm ĩ, bắt ép giảm cân, gia đình hãy tạo cho trẻ một thói quen ăn uống khắt khe và giám sát khẩu phần ăn của bé liên tục. Vì một khi đã bị thừa cân thì khả năng trở lại cân bình thường là rất khó.

Chị Lã Thị Yến (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bế con đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia khi đã “bất lực” vì béo phì. Mỗi bữa ăn chị lấy riêng ra 1 bát cơm và chia làm nhiều lần cho con ăn kèm rau. Khốn nỗi, cu con đang trong đà ăn nhiều, nay đột ngột giảm phanh, bé quấy khóc, không chịu đi học, da xanh xao. 1 tuần đầu, bé giảm được gần 1kg. Nhưng sau đó, mỗi lần bố mẹ đi vắng hoặc người giúp việc lơ là, bé lén lút “đánh” sạch thức ăn trong tủ lạnh. Thế nên, giảm 1 tăng 3, bé bây giờ còn nặng hơn cả lúc chưa giảm. 

“Đó là một trong những sai lầm của các ông bố bà mẹ trong việc giảm cân cho con. Trẻ dưới 5 tuổi, một khi đã có dấu hiệu tăng cân bất thường, bố mẹ nhanh chóng đưa con đến khám dinh dưỡng để có lời khuyên hợp lý”, BS Thanh nói.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu để tình trạng béo phì của trẻ kéo dài qua tuổi dậy thì, việc giảm cân sẽ càng khó hơn. Trẻ có nguy cơ trở thành béo phì ở người lớn, kèm theo một số bệnh lý khác do béo phì như: Cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, viêm khớp, sỏi mật, khó thở, ngưng thở lúc ngủ, giả u não (đau đầu, ói)...

“Vấn đề ở đây là các bà mẹ chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thậm chí, có người còn phấn khởi khi con mập mạp, bụ bẫm hơn trẻ bình thường”- BS. Tùng cho biết.

Một sai lầm nữa trong phương pháp giảm béo cho con là bố mẹ chỉ chăm chú hạn chế ăn uống đơn thuần mà không chú ý tới vận động và tập luyện. Hoặc chỉ chú trọng tập luyện mà bỏ qua phương án hạn chế ăn uống, hoặc giảm ăn bữa chính nhưng lại tăng ăn quà vặt...
 
BS. Đoàn Xuân Tùng (Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc):
Chế độ ăn cho trẻ cần điều chỉnh theo mỗi độ tuổi

“Mọi người cũng cần nhận thức rõ rằng, việc giảm béo không thể thành công trong vài ngày mà là cả một quá trình. Nguyên tắc điều trị béo phì là giảm tốc độ tăng cân từ từ, điều chỉnh chế độ ăn theo tuổi, tăng hoạt động thể lực, chế độ ăn vẫn phải bảo đảm được sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Ðừng cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân”.

TS. Lưu Thị Hồng,Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế):
Khuyến khích trẻ năng vận động     
 
“Thực tế cho thấy, đa phần trẻ tuổi tập đi (1- 3 tuổi) ít khi chịu ngồi yên, nhưng đôi khi cần phải khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn nữa. Việc cho trẻ đi học ở trường mẫu giáo, mầm non là giải pháp hữu hiệu để trẻ được vận động. Bởi ở đó, bé được giao lưu, được hoạt động tập thể, rèn luyện phản xạ theo nhóm và ứng xử tương tác trong cộng đồng. Đấy cũng là cách để trẻ em béo phì giảm cân”.

Võ Thu (ghi)

 Quỳnh An

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top