Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng tránh viêm màng não (1): Tử vong do ký sinh trùng

Thứ ba, 18:00 02/10/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngay khi ca tử vong đầu tiên do ký sinh trùng amip "ăn" não xảy ra vừa qua, dù được các chuyên gia đầu ngành y khẳng định là bệnh rất hiếm gặp song rất nhiều người vẫn lo lắng.

LTS: Viêm màng não là một trong những bệnh dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Nếu mắc bệnh do siêu vi trùng thường khỏi trong vòng vài ngày, nhưng nếu do vi trùng bệnh có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Ngay khi ca tử vong đầu tiên do ký sinh trùng amip "ăn" não xảy ra vừa qua, dù được các chuyên gia đầu ngành y khẳng định là bệnh rất hiếm gặp song rất nhiều người vẫn lo lắng. Sự lo lắng này càng tăng lên khi đây là thời điểm chuyển mùa - bệnh viêm màng não hay phát tác vào mùa lạnh.

Tỉ lệ tử vong lên tới 99%

Bệnh nhân P.V.T, 24 tuổi (ở Phú Yên) tử vong sau 3 ngày nhập viện do ký sinh trùng amip (tên khoa học là đơn bào Naegleria fowleri) "ăn" não đã khiến nhiều người lo sợ. Đặc biệt là khi mọi người biết rằng loại ký sinh trùng này sống trong môi trường nước ngọt như hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo... những nơi hàng ngày người dân sinh sống.

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn cho hay, Naegleria fowleri là một loại tác nhân sống tự do trong các vật thể ẩm và nước ngọt như ao, hồ, sông và các suối nước nóng. Ngoài ra, ký sinh trùng này còn tìm thấy trong các vùng đất, gần nơi thải nước của các nhà máy công nghiệp và các hồ bơi chưa khử khuẩn Chlorid có chứa giai đoạn trùng roi tạm thời và dạng amip. Naegleria fowleri phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46oC, xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi gây bệnh viêm não - màng não. Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, giảng viên Đại học Y Hà Nội, sau khi Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi, phá vỡ hàng rào bảo vệ của chất nhầy, sau đó đi qua các dây thần kinh vùng khứu giác rồi di chuyển lên não. Chúng khu trú tại một vùng nhất định của não và sinh sản một cách nhanh chóng, "ăn" hồng cầu và tế bào não gây nên tình trạng viêm não - màng não cấp tính.
 

Không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao

Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao. Đặc biệt, trong khi tắm ở bể bơi, hồ, ao, suối người dân cần hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Naegleria fowleri tồn tại trong 3 thể: Thể nang, tự dưỡng và roi. Theo các chuyên gia đầu ngành về bệnh nhiễm, ký sinh trùng thì Naegleria fowleri có thể xâm nhập và tấn công vào hệ thần kinh trung ương, mặc dù hiếm khi xảy ra song nếu bị nhiễm khuẩn thường dẫn đến tử vong với tỷ lệ khoảng 98 - 99%. Sau khi Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể người, ủ bệnh từ 1- 2 tuần thì xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, sốt, thở nhanh khoảng 30 lần/ phút. Sốt có thể lúc đầu là sốt nhẹ, sau đó sốt cao lên tới 39 -41oC, kèm theo cứng cổ, ảo giác, mất khả năng kiểm soát hành vi. Tiếp đến là biểu hiện các triệu chứng như lú lẫn, u ám, thiếu tập trung và có thể xuất hiện cơn co giật. Bệnh diễn biến rất nhanh dẫn đến suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong. Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi tử vong có thể xảy ra vào khoảng từ 7 - 14 ngày, đặc biệt có trường hợp nặng chỉ trong vài ngày.

Cần có khuyến cáo phù hợp

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh viêm não - màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong vòng 49 năm, từ năm 1962 - 2011, Hoa Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp nhiễm, với số mắc trung bình từ 0 - 8 trường hợp trong một năm. Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.

Amip là sinh vật sống tự do và cùng tồn tại với con người trong môi trường sống. Khi  bơi, lặn trong vùng nước nếu để bị sặc nước vào mũi hoặc nuốt nhiều nước dễ bị nhiễm amip có trong môi trường này, đặc biệt là các đối tượng là thanh thiếu niên. Cách phòng ngừa tốt nhất là khi bơi, lặn phải có nẹp mũi hoặc ống thở, tránh không để sặc nước, tránh nuốt phải nước quá nhiều.

Y học đã ghi nhận amip thường gặp ở Việt Nam là loài Entamoeba histolytica, phân bố rải rác trên khắp các tỉnh, thành phố. Loại ký sinh này chủ yếu lây lan và phát tán qua phân (phân tưới rau hoặc bị đổ xuống ao, hồ). Số người có bào nang amip này trong ruột chiếm khoảng 5 - 10%. Gặp điều kiện thuận lợi trong ruột hoặc khi cơ thể yếu, sức miễn dịch kém, amip này thường gây bệnh kiết lỵ. Đặc biệt, trong một số trường hợp, amip thể ăn hồng cầu từ ruột, theo đường máu đi lên gan gây áp xe ở gan và não. Trước mức độ nguy hiểm của Naegleria fowleri, các chuyên  gia đầu ngành cho rằng, cần chẩn đoán đúng bệnh, tránh nhầm lẫn với amip loài Entamoeba histolytica nêu trên.

Các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo người dân không nên hoang mang bởi Naegleria fowleri có trong ao hồ, sông ngòi, đầm nước ngọt nhưng hiếm khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, dù là trường hợp hiếm gặp thì tử vong do ký sinh trùng này đã xảy ra và Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hay vùng lưu hành của amip "ăn" não người này. Do đó, TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho rằng các nhà khoa học nên quan tâm nghiên cứu về sự lưu hành của Naegleria fowleri tại Việt Nam để có những khuyến cáo phù hợp nhất.
 

Trùng roi amip Naegleria fowleri có thể sống trong môi trường nước ngọt ấm hoặc đất, cụ thể ở một số nơi như:

- Hồ, ao và các hố vách đá có nước ấm.

- Vũng nước bùn.

-  Suối nước ấm có dòng chảy chậm, đặc biệt ở những đoạn mực nước thấp.

-  Hồ bơi và các hồ nước tắm không được khử trùng thường xuyên.

- Nước giếng và nước máy sinh hoạt trong gia đình không được khử trùng.

- Suối nước nóng và các nguồn nước trong đất.

- Nước ấm ô nhiễm thải từ các nhà máy.

- Nước trong bể cá.

- Ở đất, thậm chí cả ở bụi trong nhà.

(Theo Standford.edu)

Thu Hương

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

GĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Sống khỏe - 4 giờ trước

Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

Sống khỏe - 19 giờ trước

Tập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.

Top