Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng tránh viêm màng não (2): Những vi khuẩn chết người

Thứ tư, 09:00 03/10/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong khi chờ đợi các nhà khoa học có nghiên cứu cụ thể về sự lưu hành của amip "ăn" não người Naegleria fowleri, người dân cần lưu ý về bệnh viêm màng não rất phổ biến do mô cầu, phế cầu và do HIB.

Đây là hai loại vi khuẩn nguy hiểm không chỉ bởi nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng mà còn dễ có hậu quả nặng nề, gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.

Điều trị muộn, tử vong cao

Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Khi màng não bị viêm, nhiễm trùng sẽ xâm lấn não. Các vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu..., virus, nấm, ký sinh thường tấn công màng não, nặng có thể gây biến chứng và tử vong nếu không điều trị sớm.

Não mô cầu (tên khoa học là Neisseria meningitidis) với các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135. Ở Việt Nam, nhóm vi khuẩn thường gặp gây bệnh là A,B,C. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ người mang bệnh. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước... Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong.

Viêm màng não do phế cầu là do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não... Bệnh có triệu chứng: Sốt cao liên tục 39-40oC, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp... Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít, cứng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra các biến chứng: Tổn thương các dây thần kinh sọ não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận,... Nếu được chẩn đoán và điều trị muộn, người bệnh có thể bị lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh, nặng nữa là tử vong.

Viêm màng não do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 - 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động... hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.

Phòng ngừa bằng vaccine

Mức độ dễ lây, mắc của các vi khuẩn này cao và việc chẩn đoán, điều trị đòi hỏi cũng phải rất cẩn trọng. Các bệnh viêm màng não trên do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ.

Viêm màng não mô cầu có thể phòng được bằng vaccine phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccine phòng viêm màng não mô cầu tuýp A và C. Vaccine phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch...). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị...

Đối với viêm màng não do phế cầu phải theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng bệnh không nên uống rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não... Riêng đối với bệnh viêm màng não do HIB, biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccine cho trẻ. Hiện, trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccine phối hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và HiB vào tháng tuổi thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccine để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
 

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn dễ gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị sớm. Ngay cả khi được xử trí đúng bằng kháng sinh thì vẫn có từ 3 - 20% số trẻ mắc bệnh có thể tử vong. Thương tật vĩnh viễn là điếc, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động. Một nghiên cứu tại khu vực nội thành Hà Nội cho thấy, ước tính hàng năm số mắc viêm màng não do HIB khoảng 12/100.000 trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ tử vong 4%, di chứng 10%. Viêm màng não do HIB chiếm 14% trong tổng số các trường hợp có thể viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Mai Việt

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 10 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top